Giao dịch chứng khoán bao gồm nhiều hình thức, mỗi cách đều đem lại mức lợi nhuận khác nhau cho người đầu tư và bán khống là một trong số đó. Vậy hoạt động này là gì? Luật pháp Việt Nam có cho phép bán hay không? Sau đây, ConnextFX sẽ giúp bạn đưa ra lời đáp cho những vấn đề xoay quanh hoạt động bán khống chứng khoán, cùng theo dõi nhé. 

1. Bán khống là gì? 

1.1. Khái niệm 

anh-bia-Ban-khong-la-gi-Quy-dinh-ve-ban-khong-tai-Viet-Nam

Bán khống (hay Short Selling) được biết đến như một chiến lược đầu tư hiệu quả, cho phép sinh lời với việc sụt giảm về giá của một loại chứng khoán (trái phiếu hoặc cổ phiếu). Tuy nhiên, loại hình đầu tư này không phù hợp với tất cả mọi người. Bạn cũng có thể hiểu rằng, bản chất thực sự của hoạt động này là cách mà nhà đầu tư sẽ bán đi một mã chứng khoán/tài sản. Đồng thời, đối tượng đó không sở hữu tài sản đó ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch. 

Khi đó, người bán chứng khoán sẽ tiến hành vay mượn mã chứng khoán từ tài khoản của một nhà đầu tư khác và bắt đầu bán ra. Đương nhiên, họ sẽ đặt ra kỳ vọng chứng khoán đó sẽ giảm trong tương lai để mua lại với giá thấp hơn, nhằm đem lại lợi nhuận tốt nhất. 

1.2. Đặc điểm

Vậy làm sao để phân biệt được hoạt động Short Sale? Đừng lo lắng, ConnextFX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt đồng này qua 3 đặc điểm điển hình sau: 

  • Người bán không nắm trong tay chứng khoán: Thay vì sở hữu cổ phiếu thì người bán cần vay từ nơi khác (có thể là đại lý hoặc công ty chứng khoán). Đồng thời, người bán sẽ dựa vào điều này để đặt lệnh bán ra và có nghĩa vụ trả lại lượng cổ phiếu đó tại một thời điểm trong tương lai. 

ban-khong-Mot-so-dac-diem-de-nhan-thay-nhat-cua-hoat-dong-Short-Selling

  • Lợi nhuận đến từ việc giá cổ phiếu giảm: Người bán sẽ sinh lời khi dự đoán thị trường chứng khoán => bán cổ phiếu khi giá tăng => mua lại khi giá giảm. 
  • Rất nhiều rủi ro: Bạn nên biết rằng, việc này đem lại rất nhiều rủi ro, đặc biệt là khi giá cổ phiếu không giống với kỳ vọng. Tình trạng lỗ có thể kéo dài khi giá cổ phiếu cứ tăng cao. 

1.3. Ví dụ 

Để hiểu rõ hoạt động trong thực tế, mời bạn tham khảo ví dụ về bán khống chứng khoán sau: 

Bạn đi vay mượn 1.000 cổ phiếu A của công ty SM và bán ra với mức giá là 110.000 VNĐ/cp, thu về tay 110 triệu đồng. Giai đoạn, giá cổ phiếu giảm xuống chỉ còn 105.000/cp, bạn dùng số tiền 110.000 triệu đồng thu được để mua lại toàn bộ 1.000 cổ phiếu. Như vậy thì bạn sẽ thu lợi 5 triệu đồng cho việc hoạt động này. 

2. Cách thức bán khống 

Nếu bạn là nhà đầu tư, việc đầu tiên cần làm là có một tài khoản ký quỹ, bao gồm tiền vốn cổ phần hoặc tiền mặt để làm tài sản thế chấp. Bạn cần phải giữ đủ số vốn chủ sở hữu tài khoản được đặt làm tài sản thế chấp (tối thiểu 25% theo như quy định của mỗi đại lý/công ty chứng khoán). Ngoài ra, bạn cũng đừng quên trả lãi cho những cổ phiếu đã vay, đảm bảo duy trì tốt các yêu cầu về ký quỹ khi nắm giữ số cổ phiếu đó. 

Đến lúc cổ phiếu giảm giá, bạn sẽ bắt đầu mua lại số cổ phiếu đã vay với giá thấp hơn nhiều so với ban đầu và trả lại cho đại lý hoặc công ty chứng khoán đó. Để sinh thêm lợi nhuận, bạn nên xem xét đến lãi suất, hoa hồng nhận được và mức phí phải trả.

3. Pháp luật Việt Nam có cho bán khống chứng khoán không? 

ban-khong-Hoat-dong-Short-Selling-khong-duoc-cho-phep-tai-Viet-Nam

Một vấn đề quan trọng nữa mà mọi người đặc biệt quan tâm trước khi quyết định tham gia hoạt động này chính là “Liệu theo luật pháp hiện tại, Việt Nam có cho bán khống chứng khoán không?”.

Đúng là giao dịch này có khả năng sinh lời rất cao, tuy nhiên, nó được còn được xem là hoạt động thao túng thị trường và làm ảnh hưởng tâm lý của những người khác. Do đó, cho đến hiện nay thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam vẫn không cho phép hoạt động này được diễn ra. 

Mặc dù vậy, vẫn có nhiều người thông qua các giao dịch cá nhân để thực hiện hành vi vay mượn giữa người bán với nhau. Mặc dù phương pháp này được xem là phức tạp và mức độ rủi ro cực cao nhưng do khả năng sinh lời lớn nên rất nhiều người vẫn đang thực hiện. 

4. Rủi ro khi thực hiện giao dịch bán khống

Những rủi ro mà bạn có thể đối mặt khi tham gia hoạt động này là: 

  • Xu hướng giá không tốt: Chúng ta có thể dự đoán được trong tương lai giá chứng khoán tăng hay giảm bằng cách phân tích. Tuy nhiên, nếu kết quả thực tế trái với những gì bạn nghĩ thì chắc chắn sẽ lỗ. 
  • Không giới hạn số tiền lỗ: Dựa theo những thông tin trên, nếu cổ phiếu cứ tăng không ngừng thì chi phí bạn vay mượn trước đó sẽ tăng giá cực cao. Lúc này, bạn càng giữ thì sẽ càng lỗ.  
  • Chứng khoán chỉ giảm trong thời gian ngắn, nhưng lại tăng dài hạn: Khi thời hạn trả vay tới, bạn phải trả lại số cổ phiếu đã vay trước đó. Lúc này, bạn buộc phải mua dù cho ở giá nào và giá cổ phiếu lại tăng khi nguồn cung tăng. 

ban-khong-Mot-so-rui-ro-ban-can-doi-mat-khi-tham-gia-ban-khong

  • Vấn đề về pháp lý: Bởi vì luật pháp Việt Nam thực hiện hoạt động này, cho nên bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị phạt khi khối lượng bán lớn. 
  • Rắc rối và cũng rất phức tạp: Bởi vì sự phức tạp rất cao, cho nên hoạt động này chỉ phù hợp với người sở hữu tư duy nhạy bén, có nhiều kinh nghiệm cũng như trang bị đủ kiến thức cần thiết. Ngoài ra, thao túng cổ phiếu khả năng cao sẽ xảy ra, nhất là khi quản lý hời hợt, tạo ra khó khăn lớn đối với nhà đầu tư nhỏ. 

5. Làm thế nào để hạn chế rủi ro khi bán khống? 

Rủi ro luôn tồn tại trong hầu hết các giao dịch trên thị trường chứng khoán và để hạn chế rủi ro, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:

  • Bạn cần tìm hiểu kỹ, xác định được điểm mua chứng khoán (đại lý/công ty chứng khoán) uy tín để gia tăng khả năng thắng đầu tư và sinh lời. 
  • Để tránh việc thất bại nặng nề, bạn nên đưa ra một hạn mức nhất định về số tiền lỗ, chẳng hạn như 7% – 10%. 
  • Bởi vì chứng khoán là một thị trường đầy biến động, tồn tại rất nhiều rủi ro, cho nên bạn phải thật cẩn thận và chỉ nên bán cổ phiếu với tỷ trọng nhất định. 
  • Nếu bạn là một nhà đầu tư vẫn còn khá mới, chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì không nên tham gia hoạt động này,để tránh xảy ra rủi ro. 
  • Bạn có thể tiến hành mua cổ phiếu cơ sở, sau đó bán ra và mua vào tại thị trường phát sinh với một số đòn bẩy như: 1:5, 1:10 và 1:20. 

Mong rằng bài chia sẻ trên đây của ConnextFX đã giúp bạn đọc hiểu rõ về hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán. Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, nhà đầu tư đừng quên cần nắm chắc về đặc điểm, bản chất của cách thức giao dịch này nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *