Nếu từng đầu tư chứng khoán, bạn chắc hẳn đã làm quen với hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên nếu là người mới thì có lẽ không phải ai không biết chính xác hợp đồng chứng khoán phái sinh là gì. Ở bài chia sẻ kiến thức sau đây, ConnextFX sẽ giúp bạn cập nhật công thức tính toán giá trị hợp đồng phái sinh và kiến thức liên quan. 

1. Hợp đồng phái sinh là gì? 

Hợp đồng phái sinh hoạt động tương tự như một công cụ tài chính, ghi nhận thỏa thuận giữa 2 hoặc nhiều bên tham gia. Tài sản cơ sở giao dịch ở đây thường là cổ phiếu, một số loại hàng hóa, tiền tệ,… 

Hop-dong-phai-sinh-la-gi

Chức năng chính của hợp đồng phái sinh là hỗ trợ nhà đầu tư quản lý rủi ro, bảo toàn vốn cho chủ thể tham gia (nhà đầu tư). Bên cạnh đó, công cụ tài chính này còn giúp tối ưu lợi nhuận nếu nhà đầu tư giao dịch đúng hướng.  

2. Các loại hợp đồng phái sinh cơ bản và ví dụ

2.1. Hợp đồng hoán đổi

Đây là loại hình hợp đồng đi luôn thỏa thuận của 2 hoặc nhiều bên tham gia. Trong đó, các bên tham gia phải đồng ý thực hiện nghĩa vụ trao đổi hàng hóa, dòng tiền theo quy định. Giao dịch cần thực thi trong khoảng thời gian quy định từ trước. 

Hop-dong-hoan-doi

Tại nước ta, loại hình hợp đồng này chủ yếu được phía ngân hàng bán lại cho phía doanh nghiệp theo dạng hoán đổi ngoại tệ. Cụ thể phía doanh nghiệp được cho phép mua hoặc bán một lượng lớn ngoại tệ theo kỳ hạn, tỷ giá quy định tại thời điểm ký hợp đồng. 

Ví dụ: Doanh nghiệp A cần mua USD và doanh nghiệp B tại Mỹ cần mua VND. Cả hai doanh nghiệp này có thể trao đổi ngoại tệ thông qua hợp đồng hoán đổi với mức lãi suất, tỷ giá quy định. Thời hạn đáo hạn thường niên phải đạt ít nhất 10 năm. 

2.2. Hợp đồng tương lai 

Loại hình hợp đồng này tương tự như công cụ hỗ trợ nhà đầu tư quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Thực tế, hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau ghi nhận thỏa thuận giữa các bên mua bán. Trong đó, tài sản sẽ được giao dịch tại một thời điểm trong tương lai. Như vậy ở thời điểm ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán đã có thể xác định giá giao dịch trong tương lai. 

Ví dụ: Doanh nghiệp A ký với doanh nghiệp B hợp đồng mua 2 tấn cà phê theo đơn giá 80.000đ/kg. Ngày ký kết hợp đồng là ngày 1/8/2024, nhưng ngày giao hàng là ngày 1/9/2024. Đến ngày giao hàng, mặc dù giá mỗi kg cà phê tăng lên 90.000đ nhưng bên B vẫn phải giao đúng giá 80.000đ theo cam kết trước đó. 

2.3. Hợp đồng quyền chọn

Ở hợp đồng quyền chọn, các bên tham gia có quyền lựa chọn mua hoặc bán tài sản cơ sở theo mức giá xác định. Với loại hình hợp đồng này, mặc dù có quyền lựa chọn giá nhưng bên mua hoặc bên bán tài sản không bắt buộc phải mua hay bán đúng thời điểm kết thúc hợp đồng. Thế nhưng cho dù hợp đồng bị hủy, bên mua vẫn phải trả một khoản phí cho bên bán. 

Ví dụ: Ngày 1/9/2024, công ty A đặt mua 3 tấn gạo của công ty B với đơn giá 10.000đ/kg theo hợp đồng quyền chọn trong 5 tháng. Khi đó công ty A có quyền lựa chọn mua, đồng thời công ty B có quyền chọn bán. Đơn giá của tài sản cơ sở tương đương 10.000đ/kg, ngày đáo hạn hợp đồng là  1/2/2025. 

2.4. Hợp đồng có kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn ghi nhận giao kết giữa bên mua và bên bán tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai nhưng mức giá lại được xác định ở thời điểm ký kết. Tài sản cơ sở phổ biến ở đây là chứng khoán, tiền tệ, các loại nông sản. 

Hop-dong-tuong-lai

Ví dụ: Vào ngày 1/6/2024, công ty A ký kết hợp đồng mua 2 tấn hồ tiêu của công ty B với đơn giá 70.000đ/kg. Thời hạn giao hàng là ngày 1/8/2024. Đến thời điểm giao hàng dù giá tăng hay giảm thì bên B vẫn phải tính giá 70.000đ/kg như đã cam kết với bên A. Trường hợp bên mua hủy hợp đồng, bên mua phải trả cho bên bán một khoản phí. 

3. Ngày chốt hợp đồng phái sinh

Ngày chốt hạn hay chính là ngày đáo hạn hợp đồng. Đây là ngày cuối mà hợp đồng phái sinh còn hiệu lực. Trước ngày đáo hạn, các bên tham gia cần quyết định vị thế. Nếu không chốt vị thế kịp thời, hợp đồng sẽ trở nên vô giá trị. Trong ngày đáo hạn, toàn bộ giao dịch đều bị tạm dừng để chuyển đổi hợp đồng thành tiền mặt. 

Ngay-chot-hop-dong-phai-sinh

Tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, ngày đáo hạn được quy định là ngày thứ năm của tuần thứ 3 mỗi tháng. 

4. Công thức tính giá trị hợp đồng phái sinh 

4.1. Thuật ngữ cần tìm hiểu

Trước khi tính toán giá trị hợp đồng phái sinh, bạn cần tìm hiểu qua một vài khái niệm như: 

  • Initial Margin-IM: Chính là quỹ đầu tư ban đầu hay số tiền nhà đầu tư phải đặt cọc cho bên mua cho chứng khoán. 
  • VM: Được hiểu là số tiền bổ sung vào quỹ đầu tư ban đầu nếu nhà đầu tư theo thua lỗ. 
  • Margin Requirement- MR: Chính là số dư tối thiểu khách hàng phải duy trì tại công ty môi giới chứng khoán (MR=IM+VM). 
  • VKQ: Được quy định là quản lý quỹ xác định dựa vào mức giá cùng tỷ lệ chiết khấu. 
  • AR: Là tỷ lệ áp dụng tài sản ký quỹ AR=MR : VKQ. 
  • Vị thế mua: Tất cả nhà đầu tư mua hợp đồng tương lai đều đã tạo vị thế mua. Trường hợp cần đóng vị thế, bạn phải chờ đến ngày đáo hạn. 
  • Vị thế bán: Được tạo dựng khi nhà đầu tư bán hợp đồng tương lai. Để đóng lại vị thế, bạn cũng phải chờ đến ngày đáo hạn. 
  • Giới hạn vị thế: Thuật ngữ này dùng để chỉ số lượng chứng khoán phái sinh nhà đầu tư có thể nắm giữ cùng lúc trên tài sản cơ sở. 

4.2. Công thức và ví dụ

Giá trị hợp đồng phái sinh được tính toán dựa trên mức chênh lệch giữa giá thanh toán cuối phiên và bình quân giá dựa theo số lượng vị thế. Sau đây là công thức khái quát cách tính giá 1 hợp đồng phái sinh

VM cuối phiên = (X-Y) x Số hợp đồng x Hệ số nhân

Trong công thức trên, bạn cần lưu ý: 

  • X chính là mức giá bình quân dựa theo số lượng.
  • Y chính là mức chênh lệch của giá thanh toán cuối phiên. 

Cong-thuc-va-vi-du

Ví dụ: Trong phiên giao dịch ngày 1/8/2024, nhà đầu tư A mở 4 vị thế mua cổ phiếu X theo mức giá 800đ. Tiếp theo, nhà đầu tư A lại mở 2 vị thế mua cổ phiếu X theo đơn giá 850đ. Đến khi giá cổ phiếu tích tăng lên 900đ, nhà đầu tư A sẽ bán toàn bộ. 

Khi đó: 

Giá bình quân của cổ phiếu x = (800×4 + 850×2):6 = 817đ

VM chốt phiên = (900 – 817) x 6 × 100.000= 49.800.000đ

5. Giải đáp thắc mắc về hợp đồng phái sinh?  

5.1. Hợp đồng phái sinh có hủy trước hạn được không? 

Trong số các loại hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư chỉ có thể hủy ngang chừng với hợp đồng kỳ hạn. 

5.2. Phí qua đêm của hợp đồng phái sinh có cao không? 

Hiện nay, mức phí qua đêm áp dụng tại thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam tương đương 30.000đ/đêm. 

5.3. Làm thế nào để tính toán lỗ/lãi với hợp đồng phái sinh? 

Ở thị trường chứng khoán phái sinh, hoạt động thanh toán được thực hiện theo ngày. Có nghĩa nhà đầu tư tạo vị thế thông qua hợp đồng có thể thu về lợi nhuận hoặc thua lỗ khi kết thúc khi giao dịch. Trong đó: 

  • Nếu tài khoản lỗ ròng: Nhà đầu tư phải bổ sung kỹ bù đắp khoản lỗ trước 9:00 sáng hôm sau. 
  • Nếu tài khoản lãi ròng: Nhà đầu tư sẽ nhận đủ số tiền lãi tao 11:00 trưa hôm sau. 

Hợp đồng phái sinh bao gồm nhiều loại hình. Chúng tương tự như hệ thống công cụ tài chính giúp nhà đầu tư tối ưu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn. Rất hy vọng từ phần chia sẻ trên đây của ConnextFT, bạn đã nắm rõ cách tính toán giá trị hợp đồng phái sinh! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *