Cash flow hay dòng tiền là một thông tin quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá một doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng là một tiêu chí mà doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm trong quá trình quản trị tài chính. Vậy Cash flow là gì hay dòng tiền là gì? Làm thế nào để quản lý dòng tiền hiệu quả? Hãy cùng ConnextFX tìm hiểu chi tiết về dòng tiền qua bài viết dưới đây.
1. Cash Flow là gì?
Cash flow hay còn được biết đến với cách gọi khác là dòng tiền. Đây là khái niệm thể hiện sự chuyển động của tiền mặt hoặc các khoản tài chính có giá trị tương đương tiền mặt của một công ty.
Một doanh nghiệp cần có dòng tiền liên tục duy trì để hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Dòng tiền thường được theo dõi và báo cáo theo kỳ phân tích tài chính như tháng, quý hoặc năm. Dựa vào sự thay đổi của dòng tiền trong một chu kỳ, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình tài chính của mình.
2. Phân loại dòng tiền
Dòng tiền trong một doanh nghiệp sẽ được chia thành hai loại chính, đó là dòng tiền thuần và dòng tiền chiết khấu. Vậy dòng tiền thuần là gì và dòng tiền chiết khấu là gì?
2.1. Dòng tiền thuần
Dòng tiền thuần hay dòng tiền ròng có thể được hiểu là sự chênh lệch của dòng tiền vào và dòng tiền ra trong một chu kỳ tài chính của doanh nghiệp. Dòng tiền thuần sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Thông qua chỉ tiêu này, doanh nghiệp có thể phân bố, tính toán để phân bổ dòng tiền vào những mục đích cụ thể, đúng mục đích và mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Từ dòng tiền thuần, doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh là lãi hay lỗ. Vậy công thức tính dòng tiền ròng là gì? Để tính dòng tiền ròng, chỉ cần lấy tổng số tiền mặt hiện có trừ đi tổng số nợ mà doanh nghiệp phải trả.
2.2. Dòng tiền chiết khấu
So với dòng tiền thuần, dòng tiền chiết khấu có cách hiểu phức tạp hơn. Có thể hiểu rằng, đây là một phương pháp được nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị, hiệu quả của khoản đầu tư thông qua dòng tiền tương lai. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp thông qua việc dự đoán doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian cụ thể trong tương lai.
3. Các chỉ số cần kết hợp khi phân tích dòng tiền
Sau khi tìm hiểu cash flow là gì, có thể thấy, đây là một chỉ số quan trọng, có ý nghĩa với cả doanh nghiệp và nhà đầu tư. Phân tích dòng tiền sẽ giúp cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đưa ra những lựa chọn, quyết định chính xác. Vậy trong quá trình phân tích, quản lý dòng tiền, cần kết hợp với những chỉ số nào?
3.1. Chỉ số đo lường khả năng trả nợ
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần cân đối dòng tiền, phân bổ hiệu quả để đủ dòng tiền chi trả các khoản nợ, các chi phí cần chi trả. Trong trường hợp có quá nhiều hàng tồn kho hoặc phải chi nhiều tiền cho các loại tài sản cố định, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng không đủ dòng tiền để chi trả.
Để tránh tình trạng này, cần căn cứ vào chỉ số đo lường khả năng trả nợ (DSCR):
DSCR = Thu nhập ròng/nghĩa vụ nợ phải trả trong ngắn hạn
3.2. Chỉ số dòng tiền tự do
Có thể hiểu, dòng tiền tự do là lượng tiền còn lại sau khi đã chi trả, tài trợ cho các dự án ròng mà doanh nghiệp đánh giá là có hiệu quả. Dòng tiền còn lại này có thể được sử dụng để mở rộng kinh doanh, trả cổ tức hay đầu tư cổ phiếu trên thị trường…
Dòng tiền tự do là một tiêu chí quan trọng để định giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Để tính dòng tiền tự do, nhà đầu tư có thể lấy dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí đầu tư.
3.3. Chỉ số dòng tiền không dùng đến vốn vay
Trong quá trình tìm hiểu cash flow là gì, chắc chắn không thể bỏ qua chỉ số dòng tiền tự do không dùng vốn vay. Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh dòng tiền thực có mà không bao gồm các khoản thanh toán lãi.
Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể biết công ty còn bao nhiêu tiền mặt để thanh toán, chi trả cho các hoạt động, trước khi trả cho các hoạt động tài chính. Chỉ số dòng tiền không dùng vốn vay càng cao chứng tỏ sức khỏe tài chính của doanh nghiệp càng tốt.
4. Khái quát quy trình phân tích dòng tiền
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình điều chỉnh dòng tiền. Để thực hiện điều chỉnh dòng tiền hiệu quả, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích dòng tiền. Vậy quy trình phân tích cash flow là gì?
4.1. Dự báo dòng tiền vào và dòng tiền ra
Việc đầu tiên cần thực hiện trong quá trình phân tích dòng tiền, đó là dự báo tiền vào và tiền ra.
4.1.1. Dòng tiền vào
Để dự báo dòng tiền vào, trước tiên bạn cần nắm rõ dòng tiền vào gồm những gì? Cụ thể dòng tiền vào có thể gồm các nguồn như từ hoạt động kinh doanh (bán hàng hóa, dịch vụ, thu hồi nợ…) và hoạt động đầu tư (lãi từ việc mua cổ phiếu, trái phiếu, tiền bán tài sản cố định…). Việc thực hiện dự báo dòng tiền vào sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian kiểm tra số liệu thực tế trong tương lai.
4.1.2. Dòng tiền ra
Ngược lại với dòng tiền vào, dự báo tiền ra sẽ giúp doanh nghiệp có phương án thích hợp để dự trù ngân sách. Dòng tiền ra có thể gồm các nguồn:
- Hoạt động kinh doanh: như trả lãi cho các khoản vay, các khoản thuế, phí phải nộp về ngân sách nhà nước, tiền quảng cáo…
- Hoạt động đầu tư: gồm tiền góp vốn, tiền cho vay hay các khoản tiền được chi để mua tài sản cố định…
- Hoạt động tài chính: là khoản tiền để mua cổ phiếu, trái phiếu, các khoản trả lãi cho nhà đầu tư…
4.2. Tính toán số dư hoặc âm vào cuối kỳ
Sau khi xác định sơ đồ dòng tiền vào và ra, doanh nghiệp cần xác định số dư hoặc âm vào cuối kỳ thanh toán. Kỳ dự báo với mỗi doanh nghiệp trong các lĩnh vực có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều lập sơ đồ dòng tiền bao gồm các tiêu chí như kỳ hạn thanh toán các khoản phải chi, hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Từ việc xác định 3 tiêu chí trên, doanh nghiệp có thể tính được lượng tiền mặt thiếu hụt trong một khoảng thời gian cụ thể. Đồng thời xác định được tình hình hoạt động kinh doanh đang ở mức tốt hay xấu, từ đó có giải pháp thích hợp.
4.3. Đề ra chiến lược quản lý
Sau khi xác định được số âm hoặc số dư vào cuối kỳ, doanh nghiệp cần lập kế hoạch dòng tiền. Đây sẽ là kế hoạch để xử lý các trường hợp cụ thể:
- Trường hợp cuối kỳ dư: có thể sử dụng số tiền đó để đầu tư, từ đó tiếp tục sinh lời và tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
- Trường hợp cuối kỳ âm: cần có các giải pháp để cải thiện cash flow, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh.
5. Lưu ý khi phân tích dòng tiền
Có thể thấy, việc phân tích dòng tiền rất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, tìm hiểu cash flow là gì, doanh nghiệp cần lưu ý:
5.1. Quản lý tiền mặt chặt chẽ
Yếu tố đầu tiên cần được quan tâm trong quá trình phân tích dòng tiền, đó là lưu ý đến việc quản lý tiền mặt. Để quản lý tiền mặt hiệu quả, doanh nghiệp cần chia tiền mặt thành nhiều nhóm khác nhau như tiền hàng, tiền lãi, tiền dành cho các khoản rủi ro…
Việc phân chia tiền mặt thành nhiều nhóm sẽ giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, không bị thâm hụt. Đồng thời, giúp doanh nghiệp cân đối thu, chi, nắm được những lỗ hổng hiện có trong việc quản lý dòng tiền là gì.
5.2. Có chiến lược thu chi rõ ràng
Việc xác định chiến lược thu, chi sẽ giúp doanh nghiệp dự trù được những rủi ro có thể phải đối mặt. Bạn có thể lập và theo dõi thu chi trên phần mềm excel, hãy lập một bảng gồm các kế hoạch phải chi trong tương lai và các khoản có thể thu về, kèm với đó là mốc thời gian cụ thể. Từ đó, bạn có thể tính toán các khoản chi phí và có thể dự đoán những rủi ro để có sự chuẩn bị hợp lý.
5.3. Luôn bố trí ngân sách dự trù
Sau khi đã xác định được những rủi ro, dù rủi ro là ít hay nhiều, bạn cũng cần có một khoản ngân sách dự trừ cho những rủi ro này. Bởi rủi ro là rất khó lường trước, việc có chi phí cho những trường hợp như vậy sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng đến dòng tiền sử dụng cho kinh doanh.
Hy vọng qua bài viết trên đây của ConnextFX, bạn đã hiểu cash flow là gì, từ đó có những giải pháp hợp lý, kinh doanh dòng tiền hiệu quả, hạn chế rủi ro. Hãy luôn có một chiến lược phân tích, quản lý dòng tiền hiệu quả, để tránh những rủi ro có thể dẫn tới thua lỗ, thâm hụt.