Chi phí cơ hội có lẽ vẫn còn xa lạ với hầu hết mọi người. Tuy nhiên đây lại là phần kiến thức quan trọng trong kinh tế học. Không chỉ ứng dụng trong quá trình phân tích lựa chọn phương án đầu tư, phí cơ hội còn ứng dụng trong nhiều mặt khác của đời sống. Nếu chưa hiểu rõ về khái niệm đặc biệt này, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây của ConnextFX

1. Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) là thuật ngữ dùng để chỉ cơ hội mà một cá nhân hoặc tổ chức bỏ lỡ khi lựa chọn kế hoạch này thay vì kế hoạch khác. Bởi tiền hay nguồn lực không phải vô hạn, nên cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp cần lựa chọn kế hoạch đầu tư tối ưu nhất. Tuy nhiên, đồng thời khi đó cá nhân hay tổ chức đã bỏ qua một số cơ hội khác. 

Chi-phi-co-hoi-la-gi-

Chẳng hạn: Công ty A chi 2 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu. Như vậy cùng lúc đó, công ty A đã bỏ qua cơ hội đầu tư 2 tỷ đồng để mở rộng hoạt động sản xuất. Trường hợp cả 2 kế hoạch đầu tư đều có rủi ro ngang nhau, khả năng sinh lời của kế hoạch đầu tư vào hoạt động mở rộng sản xuất tương đương 20%, thì con số 20% chính là phí cơ hội doanh nghiệp A đã bỏ qua để lựa chọn phương án đầu tư cổ phiếu.  

2. Đặc điểm cơ bản của phí cơ hội 

2.1. Không phải là những khoản phí đã phát sinh

Theo định nghĩa trên, chi phí cơ hội chủ yếu liên quan đến lựa chọn hoạch định chiến lược trong tương lai. Do vậy, đây là chi phí chưa thể nắm bắt ở thời điểm hiện tại, đồng thời cũng không phải là khoản phí đã phát sinh. 

2.2. Khó xác định một cách chính xác 

Trong quá trình đánh giá phí cơ hội, bạn cần tiến hành đánh giá tất cả yếu tố liên quan đến lợi ích. Cụ thể như: 

  • Giá cả: Không cố định mà biến động dựa theo thu nhập. Đối tượng có mức thu nhập thấp thường tập trung vào giá cả mua thành phần cấu thành thiết yếu trong quá trình xem xét phí cơ hội. Đơn cử như việc tự nấu ăn ở nhà luôn tiết kiệm hơn là ăn hàng, nhưng bạn lại mất thời gian chuẩn bị. 
  • Thời gian: Yếu tố mang tính cố định (một ngày chỉ có 24 tiếng). Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, tiến độ hay tốc độ thu hồi vốn sẽ quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, khi cân nhắc lựa chọn giữa các phương án, bạn cần ưu tiên phương án đem về hiệu quả tối ưu nhất. 

Kho-xac-dinh-chinh-xac-phi-co-hoi

Ngoài hai yếu tố trên, bạn đôi khi phải cần quan tâm đến sự sự nỗ lực, sự tiện ích trong các lựa chọn. Tuy nhiên, bạn thường chỉ có thể xác định chính xác giá cả. Một vài yếu tố khác như thời gian, sự tiện ích, sự nỗ lực thường khó tính toán chuẩn xác với từng đối tượng. 

2.3. Thường không thể hiện cụ thể trên báo cáo tài chính

Phí cơ hội chủ yếu mang tính chất ước lượng, không phải phí phát sinh. Vì vậy trong báo cáo tài chính cụ thể, người ta sẽ không đề cập đến chỉ số này.

2.4. Hỗ trợ hoạch định chiến lược

Mặc dù chỉ mang tính ước lượng nhưng chi phí cơ hội vẫn là cơ sở quan trọng giúp cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp cân nhắc giữa các phương án. Từ quá trình cân nhắc nghiên cứu, bạn có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất. 

3. Các loại phí cơ hội

3.1. Phí cơ hội hiện hữu

Phí cơ hội hiện hữu được hiểu là phần chi phí ảnh hưởng đến quyết định của một cá nhân hay tổ chức. Nó thường thể hiện theo dạng tính toán bằng tiền mặt. 

Phi-co-hoi-hien-huu

Đơn cử như khoản tiền mà mỗi công ty phải chi trả cho đội ngũ nhân sự tư vấn nhưng không thuộc sở hữu. Trong đó tiền lương, tiền thuê mặt bằng,… có thể xem là phí cơ hội hiện hữu. 

Giả sử: Công tư A cần thuê một nhân sự cấp cao với chi phí 500 triệu đồng/năm. Như vậy trong quá trình phê nhân sự này, công ty A đã mất đi 500 triệu đồng phí cơ hội hiện hữu.  

3.2. Phí cơ hội ẩn

Đây là phần chi phí gián tiếp tác động đến quyết định. Phí cơ hội ẩn thường biểu thị cho những khoản chi phí được tận dụng để sử dụng nguồn lực đầu vào trực thuộc sở hữu của cá nhân hay tổ chức. Theo đó, chi phí này cho thấy nguồn lực mà cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp chấp nhận mất đi. 

Giả sử: Công ty B xây dựng xưởng sản xuất trên một lô đất đẹp, có thể cho thuê. Khi đó, doanh nghiệp B đã chấp nhận mất đi tiền thuê hàng năm để đầu tư xây dựng xưởng sản xuất. 

4. Công thức tính phí cơ hội 

Thực tế, bạn hoàn toàn có thể tính toán phí cơ hội theo công thức cụ thể dưới đây:

Chi phí cơ hội = A – B

Trong công thức trên bạn cần lưu ý:

  • A là lợi ích hay lợi nhuận từ phương án tối ưu nhất mà cá nhân hay tổ chức đã bỏ qua để lựa chọn phương án khác (chi phí cơ hội ẩn). 
  • B là lợi ích hay lợi nhuận thu được từ việc đã lựa chọn (chi phí cơ hội hiện hữu). 

Công thức đơn giản trên cho phép bạn nắm bắt lợi nhuận kỳ vọng ứng với từng phương án lựa chọn. Bên cạnh thể hiện bằng tiền mặt, phí cơ hội còn biểu hiện theo nhiều khía cạnh khác. Chẳng hạn như thời gian, công sức nỗ lực. Trường hợp xác định được chính xác những yếu tố này, bạn có thể áp dụng vào công thức tính toán cơ bản. 

Cong-thuc-tinh-phi-co-hoi

Ví dụ: Công ty C đang cân nhắc giữa kế hoạch xây dựng nhà xưởng sản xuất (chi phí ước tính 7 tỷ) và thuê xưởng sản xuất trong 5 năm (500 triệu đồng / năm). Giả sử tất cả chi phí của hai phương án đều tương tự, phí cơ hội khi lựa chọn xây dựng nhà xưởng có thể được tính toán như sau: 

Chi phí cơ hội ẩn A = Lợi ích thu về từ việc thuê nhà xưởng – lựa chọn của dự định đã bỏ qua (500 x 5 =2.5 tỷ đồng). 

Chi phí cơ hội hiện hữu B = Lợi ích từ phương án đã chọn – lợi ích từ phương án đã bỏ qua (-7 tỷ bởi chỉ bao gồm chi phí mất đi). 

Từ đó suy ra chi phí cơ hội = 2.5 – (-7) = 9.5 tỷ đồng. 

5. Tính ứng dụng của phí cơ hội 

Chi phí cơ hội có thể ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống. Bên cạnh ứng dụng trong chiến lược kinh doanh, người ta còn xem xét phí cơ hội khi đưa ra quyết định lựa chọn bất kỳ. 

Ví dụ: Sinh viên A chọn theo học tại một trường đại học tại Hà Nội thay vì học tại quê nhà. Khi đó, A đã bỏ qua cơ hội được ở gần gia đình, đổi lại A sẽ được tiếp cận với môi trường giáo dục chất lượng hơn. 

6. Ưu điểm và hạn chế của phí cơ hội

6.1. Ưu điểm

Việc tính toán chi phí cơ hội cho phép mỗi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu theo từng bối cảnh. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế rủi ro, thu về kết khả quan theo điều kiện khả năng. 

Tinh-ung-dung-cua-phi-co-hoi

6.2. Hạn chế

Hạn chế lớn nhất của phí cơ hội là về mặt thời gian và khó xác định chính xác chi phí kế toán. Cụ thể: 

  • Hạn chế về mặt thời gian: Muốn xác định chính sách phí cơ hội, bạn cần dành thời gian thu thập thông tin, xem xét được mất. Nhìn chung, quá trình này tương đối mất thời gian. 
  • Hạn chế về mặt xác định chi phí kế toán: Chi phí cơ hội chủ yếu mang tính chất lượng, dự đoán kết quả trong tương lai thay vì quá khứ. Chính vì thế, người ta thường không cập nhật dữ liệu này trong báo cáo tài chính, khiến việc xác định chi phí kế toán khó khăn. 

ConnextFX vừa phân tích khái quát khái niệm chi phí cơ hội và cách tính toán cơ bản. Rất hy vọng rằng từ những phân tích này, bạn có thể hiểu rõ hơn bản chất của phí cơ hội! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *