Chỉ số Dow Jones chắc hẳn không còn xa lạ với phần đông nhà đầu tư chứng khoán. Biến động của Dow Jones Index tác động khá lớn đến các chỉ số chứng khoán của nhiều nền kinh tế. Trong bài viết ngày hôm nay, ConnextFX sẽ giúp bạn phân tích 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của Dow Jones Index. 

1. Khái quát về chỉ số Dow Jones

1.1. Chỉ số Dow Jones là gì? 

Dow Jones là một trong những chỉ số chứng khoán uy tín bật nhất nước Mỹ, giúp nhà đầu tư bao quát tình hình nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể nắm bắt mức giá trung bình của các nhóm cổ phiếu lớn chi phối thị trường. 

Chi-so-Dow-Jones-la-gi-

Về cơ bản, Dow Jones gồm nhiều nhóm chỉ số, tương ứng với những nhóm ngành có sức ảnh hưởng. Danh sách công ty cấu thành chỉ số Dow Jones thường thay đổi liên tục. Mỗi cổ phiếu trong danh sách này đều có thể bị loại bỏ nếu không đáp ứng tiêu chuẩn. 

1.2. Lịch sử ra đời

Charles Dow được biết đến như người đặt nền móng cho chỉ số Dow Jones ngày nay. Theo đó, vào năm 1884, ông lần đầu đưa ra khái niệm về giá trung bình dựa trên 11 doanh nghiệp vận tải lớn thời đó. Trong số này có 9 doanh nghiệp vận tải đường sắt của Mỹ (giữ vai trò như nền tảng của chỉ số chứng khoán Dow Jones hiện nay). 

Lich-su-ra-doi-cua-chi-so-Dow-Jones

Đến năm 1896, người ta đã lấy giá chốt phiên của 12 doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất Mỹ làm giá trung bình. Mức giá khởi đầu theo công bố trên tạp chí The Wall Street Journal tương đương 40.94 USD (giá trị khởi đầu của Dow Jones Index). 

Vào năm 1916, số lượng cổ phiếu đại diện cho Dow Jones bắt đầu tăng lên 20. Tới năm 1928, số lượng cổ phiếu đại diện cho chỉ số chứng khoán hàng đầu nước Mỹ tăng lên 30. Và con số này vẫn được duy trì đến ngày nay. 

2. Các loại chỉ số Dow Jones cơ bản

2.1. Dow Jones Industrial Average

Dow Jones Industrial Average hay DJIA là chỉ số đại diện cho nhóm ngành công nghiệp của Mỹ. Đây được xem như thước đo quan trọng, phản ánh tình hình thị trường chứng khoán Mỹ. Cấu thành chỉ số này là giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp hàng đầu, giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế xứ sở cờ hoa. 

Dow-Jones-Industrial-Average

2.2. Dow Jones Transportation Average

Đây là chỉ số chứng khoán đại diện cho 20 mã cổ phiếu trực thuộc các doanh nghiệp vận tải lớn lớn nhất tại Mỹ. Hiện nay, người ta đã hợp nhất Dow Jones Transportation Avenger vào chỉ số Dow Jones nói chung. 

Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp vận tải đường sắt tại Mỹ vẫn sử dụng Dow Jones Transportation Average như chỉ số đại diện cho ngành. Bên cạnh đó, nhiều sàn giao dịch ngoại hối cũng đang hỗ trợ nhà đầu tư giao dịch với chỉ số này.  

Dow-Jones-Transportation-Average

2.3. Dow Jones Utility Average

Dow Jones Utility Average là chỉ số đại diện cho ngành dịch vụ công, dựa vào giá cơ sở của 15 doanh nghiệp cấp dịch vụ khí đốt, năng lượng tại Mỹ. Chỉ số này lần đầu được áp dụng vào năm 1929.

2.4. Dow Jones hỗn hợp bình quân 

Bên cạnh 3 chỉ số đại diện cho 3 nhóm ngành lớn, Dow Jones còn cấu thành từ chỉ số hỗn hợp bình quân. Cụ thể, đây là chỉ số đại diện cho 65 mã cổ phiếu. Bao gồm cả nhóm thành vận tải, dịch vụ công và công nghiệp. 

3. Cách tính chỉ số Dow Jones

Muốn tính toán chỉ số Dow Jones, mọi người cần áp dụng cách tính trung bình dựa theo tổng số cổ phiếu và tổng giá trị thị trường. Sau đây là công thức tính chỉ số Dow Jones (DJIA) cơ bản. 

Chỉ số Dow Jones = ∑Pi/n

Trong công thức trên, bạn cần lưu ý:

  • Pi đại diện cho giá trị của mỗi cổ phiếu. 
  • n chính là số lượng cổ phiếu (với chỉ số DJIA thì n sẽ là 30). 

Giá trị của chỉ số thường thay đổi ngay cả khi giá cổ phiếu không biến động. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do một số yếu tố như ngân sách vốn của mỗi doanh nghiệp, hợp nhất hoặc phân tách, chính sách phát hành cổ phiếu. 

Do vậy, để chỉ số này thể hiện chính xác diễn biến giá cổ phiếu, người ta cần loại bỏ đi các yếu tố tác động bằng cách áp dụng ước số D (Divisor). Như vậy bên cạnh công thức kể trên, bạn cũng có thể áp dụng cách tính Dow Jones dưới đây:

Chỉ số Dow Jones = ∑Pi /D 

4. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số Dow Jones 

4.1. Ưu điểm

Dow Jones luôn được nhà đầu tư tin tưởng bởi độ uy tín cao, thanh khoản tốt, phản ứng nhạy trước diễn biến thị trường, theo dõi thuận tiện. 

  • Độ uy tín cao: Chỉ số Dow Jones cấu thành từ 30 mã cổ phiếu đại diện cho 30 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Đây là dữ liệu quan trọng giúp nhà đầu tư phân tích, quan sát diễn biến thị trường. 
  • Thanh khoản cao: Cổ phiếu trong danh sách cấu thành Dow Jones đại diện cho các doanh nghiệp hàng đầu, ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ và thế giới. Khi nắm giữ những cổ phiếu này trong tay, bạn gần như không phải lo lắng về tính thanh khoản. 
  • Phản ứng cực nhạy trước diễn biến thị trường: Dow Jones phản ánh tương đối sát diễn biến thị trường. Chỉ số này biến động từng ngày, từng giờ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự kiện chính trị, kinh tế. 
  • Theo dõi thuận tiện: Trước sự phát triển của Internet, tất cả mọi người đều có thể cập nhật dễ dàng chỉ số Dow Jones. 

chi-so-Dow-Jones-co-do-uy-tin-cao

4.2. Hạn chế

Ngoài ưu điểm về độ uy tín, Dow Jones vẫn có hạn chế nhất định. Cụ thể như:

  • Phản ánh chưa thực sự toàn diện: 30 doanh nghiệp cấu thành chỉ số Dow Jones chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải. Nhìn chung, chỉ số này chưa phản ánh đầy đủ tất cả các ngành kinh tế. 
  • Chịu tác động từ biến động giá cổ phiếu: Dow Jones chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động giá của một hoặc nhiều cổ phiếu. Trường hợp biến động giá không phản ánh chính xác diễn biến thị trường, Dow Jones vẫn bị tác động. 
  • Không phản ánh chính xác giá trị nội tại: Thực tế, giá trị cổ phiếu khối bởi hàng loạt yếu tố như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tâm lý đầu tư,… Dow Jones nhìn chung chưa phản ánh thực sự chuẩn xác giá trị nội tại của cổ phiếu trong danh sách cấu thành. 

5. Yếu tố tác động đến chỉ số chứng khoán Dow Jones

5.1. Động thái của FED

Hầu hết chính sách đưa ra bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đều tác động trực tiếp đến chỉ số chứng khoán Dow Jones. Theo đó khi chính sách được nới lỏng, lãi suất giảm, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn, kích thích tăng trưởng sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp tăng giá. 

Dong-thai-cua-FED

Ngược lại khi FED điều chỉnh tăng lãi suất, doanh nghiệp sẽ gặp khó khi tiếp cập vốn. Nguồn tiền khi đó đổ nhiều với các nhà băng thay vì vào hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, kéo giá cổ phiếu đi xuống. 

5.2. Báo cáo về chỉ số tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

Báo cáo về tình hình tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ thường tác động trực tiếp đến Dow Jones Index. Khi kết quả báo cáo cho thấy nền kinh tế tăng trưởng tốt, số lượng việc làm mới được tạo ra nhiều, tỷ lệ lạm phát thấp,… Chỉ số Dow Jones sẽ tăng trước dấu hiệu tích cực này. 

Còn trong bối cảnh nền kinh tế trước khi yếu, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao,… Dow Jones Index thường giảm, phản ánh khá chính xác tình hình thực tế. 

Bao-cao-ve-chi-so-tang-truong-cua-nen-kinh-te-My

5.3. Mức độ ổn định của chính trường, kinh tế Mỹ

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, Mỹ vẫn giữ vai trò như nền kinh tế đầu tàu. Tốc độ tăng trưởng hay mức độ ổn định của chính trường, nền kinh tế của xứ sở cờ hoa luôn tác động đến biến động chỉ số Dow Jones. 

Dow Jones thường có xu hướng giảm sâu khi chính trị tại Mỹ và các khu vực khác bất ổn. Khi đó, phần lớn nhà đầu tư đều bán tháo, kéo giá cổ phiếu giảm mạnh. 

5.4. Sức mạnh của đồng đô la

Cho đến nay, USD vẫn được xem như đồng tiền chung. Sức mạnh của đồng bạc xanh này cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Dow Jones. Khi đồng USD mạnh lên, hàng hóa sản xuất Mỹ xuất khẩu đến các quốc gia khác đắt đỏ hơn, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, vô tình làm Dow Jones Index giảm.

Suc-manh-cua-dong-do-la

Trường hợp đồng USD yếu đi, hàng hóa của Mỹ sẽ có sức cạnh tranh hơn, thúc đẩy xuất khẩu. Lúc này, chỉ số Dow Jones có xu hướng tăng. 

5.5. Báo cáo thường niên của những công ty lớn, cấu thành Dow Jones

Báo cáo thường niên về doanh thu, tốc độ mở rộng thị phần, lợi nhuận,… của doanh nghiệp cấu thành Dow Jones luôn ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số này. Khi báo cáo phản ánh kết quả khả quan, chỉ số Dow Jones sẽ tăng.

Nếu như báo cáo thường niên cho thấy doanh nghiệp hoạt động công hiệu quả, tâm lý là đầu tư dễ bị lung lay. Dow Jones Index thường giảm sâu. 

5. Ứng dụng của chỉ số Dow Jones trong thực tế

Dow Jones là chỉ số chứng khoán phản ánh giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ. Vì vậy, chỉ số này chủ yếu phục vụ nhu cầu phân tích, giao dịch của nhà đầu tư tại Mỹ. 

Trường hợp muốn giao dịch với Dow Jones Index, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn giao dịch phái sinh thông qua những công cụ tài chính như:

  • Hợp đồng quyền chọn. 
  • Hợp đồng tương lai. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư vào Dow Jones Index thông qua một số quỹ hoán đổi trong danh mục ETF. The Proshares Trust Ultra Dow 30, Dow Diamonds,… là một số quỹ cho phép nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu trong nhóm Dow Jones. 

6. Có thể xem biểu đồ chỉ số Dow Jones ở đâu? 

Investing, TradingView, Vietstock,… là những nền tảng hỗ trợ người dùng theo dõi trực tiếp Dow Jones Index. Ngoài ra, bạn còn có thể cập nhật dễ dàng chỉ số này thông qua công cụ tìm kiếm Google. 

Chỉ số Dow Jones thể hiện trung bình giá cổ phiếu của 30 doanh nghiệp hàng đầu Mỹ. Tình hình chính trị, kinh tế, điều chỉnh chính sách của FED, sức mạnh của đồng USD,… là những yếu tố tác động trực tiếp đến Dow Jones Index. Hi vọng từ góc chia sẻ kiến thức của ConnextFX, bạn đã hiểu chính xác hơn về chỉ số chứng khoán Dow Jones. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *