EPS là chỉ số quan trọng, được nhiều nhà đầu tư sử dụng khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Sử dụng EPS sẽ giúp nhà đầu tư có thể đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra phân tích, nhận định hợp lý. Vậy EPS là gì và có cách tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chỉ số này qua bài viết dưới đây. 

1. Chỉ số EPS là gì? 

Để có thể sử dụng hiệu quả EPS trong quá trình phân tích, đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu rõ về

1.1. Khái niệm

EPS là viết tắt của từ earnings per share, tức là lợi nhuận sau thuế của một công ty được phân bổ trên cổ phiếu và cổ phiếu này đang được lưu hành, giao dịch công khai. Đây là một chỉ số được nhà đầu tư sử dụng để có thể đánh giá tiềm năng của cổ phiếu. 

chi-so-EPS

Nhà đầu tư sẽ sử dụng EPS để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty, đồng thời đánh giá về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó ra quyết định về việc có đầu tư vào cổ phiếu đó hay không. 

1.2. Công thức tính toán

EPS tính như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Chỉ số Earnings per share phản ánh lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp. Vì thế, cách tính EPS cũng sẽ dựa trên lợi nhuận sau thuế của công ty và số lượng cổ phiếu của công ty đang được “tung ra” thị trường. Cụ thể, cách tính như sau:

EPS = (phần lợi nhuận sau thuế – cổ tức ưu đãi) / cổ phiếu của doanh nghiệp lưu hành công khai

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận sau khi đã trừ các loại thuế và chi phí hoạt động, sản xuất.
  • Cổ tức ưu đãi: là tiền/cổ tức trả cho các cổ đông trước khi tính lợi nhuận của mỗi cổ phiếu.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường: là số cổ phiếu được giao dịch công khai trên thị trường chứng khoán của công ty đó.  

Chi-so-EPS-the-hien-tiem-nang-tang-truong-cua-mot-co-phieu

Để hiểu hơn về công thức tính EPS, hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau đây:

Công ty A có 100 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của công ty A là 100 tỷ đồng và công ty này không có cổ tức ưu đãi. Vậy EPS của công ty A trong trường hợp này sẽ là: 

EPS = 100 tỷ / 100 triệu cổ phiếu = 1.000 đồng/cổ phiếu. 

2. Vì sao cần tính toán EPS?

Earnings per share là một chỉ số phản ánh chính sách hiệu quả hoạt động của công ty và tiềm năng sinh lời của cổ phiếu. Đây là chỉ số có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư chứng khoán của các nhà giao dịch. Một công ty có EPS càng cao thì khả năng sinh lời càng hiệu quả, điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu của công ty sẽ có tiềm năng sinh lời cao hơn. Cụ thể, sử dụng EPS sẽ giúp nhà đầu tư: 

  • Đánh giá được lợi nhuận của doanh nghiệp: EPS cho thấy lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp. Sử dụng chỉ số này giúp nhà đầu tư có thể xác định được giá trị và tiềm năng của cổ phiếu.
  • Hiệu quả quản lý của doanh nghiệp: EPS càng cao thì càng thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và việc quản lý công ty đang ở mức tốt, công ty có thể sẽ hoạt động ổn định trong tương lai. 
  • Đánh giá các cổ phiếu cùng ngành: thông qua chỉ số EPS, nhà đầu tư có thể đánh giá tiềm năng giữa các cổ phiếu của các công ty hoạt động trong cùng một ngành nghề. Thậm chí, bạn có thể sử dụng để đánh giá các công ty trong các ngành khác nhau. 
  • Dự đoán tiềm năng tăng trưởng trong tương lai: Earnings per share của một cổ phiếu càng cao càng thể hiện tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của doanh nghiệp đó trong tương lai. 

eps-bao-nhieu-la-tot

3. EPS bao nhiêu là tốt?

Sau khi đã tìm hiểu lợi ích của EPS, có thể thấy, sử dụng Earnings per share sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả khi lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ số EPS có giá trị rất đa dạng, tùy thuộc vào lợi nhuận sau thuế và số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Vì thế, nhiều nhà đầu tư thắc mắc EPS bao nhiêu là tốt và EPS cao hay thấp thì tốt?

Theo các chuyên gia, sẽ không có một con số cụ thể để đánh giá EPS bao nhiêu là tốt. Điều này sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng sẽ có mức đánh giá Earnings per share khác với các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ. 

Để đánh giá khả năng sinh lời của cổ phiếu dựa trên chỉ số EPS, bạn cần đánh giá EPS qua các năm của doanh nghiệp đó. Nếu EPS giữ được sự ổn định, tăng qua các năm thì đó có thể được coi là EPS ở mức tốt. Bạn cũng cần có sự đánh giá tổng quan với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, cùng lĩnh vực. So trong cùng một ngành, nếu EPS của doanh nghiệp đó tăng nhanh hơn thì công ty đó có thể được đánh giá là hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp cùng ngành. 

y-nghia-cua-EPS

4. Ứng dụng của chỉ số EPS trong thực tế

Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của chỉ số EPS, nhà đầu tư cần biết cách ứng dụng chỉ số này trong quá trình giao dịch, lựa chọn cổ phiếu. 

4.1. Xác định P/E trong định giá 

EPS là chỉ số có mối quan hệ chặt chẽ với chỉ số PE. Đây là hai chỉ số có mối tương quan tỷ lệ nghịch. Sử dụng EPS sẽ giúp bạn tính được P/E của một doanh nghiệp. Bạn chỉ cần lấy giá trị một cổ phần và chia cho giá trị EPS, bạn sẽ biết được mức giá mà thị trường sẵn sàng trả cho một cổ phiếu.

Chẳng hạn như công ty A có Earnings per share là 20.000đ/cổ phiếu và có mức giá giao dịch trên thị trường chứng khoán là 140.000đ. Vậy P/E của cổ phiếu của công ty A sẽ là: 140.000/20.000 = 7. Với con số này, nhà đầu tư có thể hiểu rõ nhà đầu tư sẽ phải trả 7 đồng để nhận được 1 đồng lợi nhuận. 

cach-tinh-EPS

4.2. Đánh giá chất lượng tăng trưởng thực trong từng thời kỳ

Sử dụng chỉ số Earnings per share có thể giúp nhà đầu tư đánh giá chất lượng của công ty, khả năng tăng trưởng của công ty trong một thời kỳ nhất định. Để đánh giá lượng tăng trưởng thực này, bạn cần xác định tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của cổ phiếu đó. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập càng cao thì doanh nghiệp càng có uy tín trên thị trường chứng khoán và ngược lại. 

5. Phân loại EPS

EPS được chia thành 2 loại, mỗi loại sẽ có ứng dụng và ý nghĩa khác nhau. Cụ thể: 

5.1. EPS pha loãng

EPS pha loãng hay còn có tên tiếng anh là Dilluted EPS. Đây là chỉ số thể hiện rủi ro pha loãng lợi nhuận đối với mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp. EPS pha loãng xuất hiện khi doanh nghiệp phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chuyển đổi, trái phiếu hay ESOP… 

5.2. EPS cơ bản 

EPS cơ bản chính là chỉ số EPS thể hiện lợi nhuận sau thuế của một công ty được phân bổ trên cổ phiếu ở trên. So với EPS pha loãng, EPS cơ bản dễ tính hơn, tuy nhiên, độ chính xác của chỉ số này sẽ thấp hơn. 

luu-y-khi-su-dung-EPS

6. Lưu ý khi ứng dụng chỉ số EPS

Chỉ số EPS có rất nhiều ưu điểm, giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu hiệu quả trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, không chỉ số nào là hoàn hảo, EPS cũng có một số hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý:

  • EPS sẽ không còn ý nghĩa để tính P/E trong trường hợp lợi nhuận lũy kế của doanh nghiệp đó ở mức âm. 
  • EPS chỉ phản ánh lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, không thể phản ánh chính xác chất lượng báo cáo tài chính của công ty đó. 
  • Nếu chỉ sử dụng duy nhất Earnings per share, nhà đầu tư khó có thể đưa ra đánh giá toàn diện về chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì thế, nhà đầu tư cần kết hợp với nhiều chỉ số khác và tham khảo thật kỹ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 
  • Bên cạnh đó, trong trường hợp doanh nghiệp bán, thanh lý tài sản thì EPS sẽ không còn chính xác mà có thể bị bóp mèo. 
  • Nếu doanh nghiệp phát hành cổ phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu thường, EPS sẽ bị sụt giảm, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. 

7. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số EPS. Đây là chỉ số có độ chính xác cao, có thể ứng dụng để phân tích cổ phiếu của các doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chỉ số EPS cũng có một số nhược điểm. Vì thế, trong quá trình giao dịch, đánh giá cổ phiếu, nhà đầu tư cần kết hợp với các chỉ số khác để có đánh giá toàn diện và chính xác nhất. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *