Chỉ số Nikkei là chỉ số chứng khoán quan trọng, thể hiện biến động của thị trường chứng khoán hàng đầu châu Á. Kể từ khi hoạt động vào năm 1950, Nikkei Index vẫn nằm trong top các chỉ số chứng khoán uy tín bậc nhất. Thậm chí, đây còn chỉ số phục hồi kinh tế Nikkei sau chu kỳ suy thoái của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Trong bài viết ngày hôm nay, ConnextFX sẽ giúp bạn hiểu hơn về Nikkei Index. 

1. Khái quát về chỉ số Nikkei 

1.1. Chỉ số Nikkei là gì? 

Nikkei hay Nikkei 225 Stock Average là chỉ số chứng khoán uy tín hàng đầu Nhật Bản. Theo đó, chỉ số Nikkei 225 đại diện cho mức giá trung bình của 225 cổ phiếu, tương ứng 225 doanh nghiệp Blue – Chip lớn của Nhật, được giao dịch trên sàn chứng khoán Tokyo. 

Chi-so-Nikkei-la-gi-

1.2. Lịch sử ra đời

Chỉ số chứng khoán Nikkei chính thức được áp dụng từ năm 1950 với tên gọi ban đầu là Nihon Keizai Shimbun. Tới năm 1971, chỉ số này đổi tên thành Nikkei Dow Jones Average, đồng thời bắt đầu cập nhật theo ngày. 

Vào năm 1985, chỉ số Nikkei Asia tiếp tục được đổi tên thành Nikkei 225. Từ năm 2010, Nikkei Index sẽ update thường xuyên sau 15 giây, cho phép nhà đầu tư theo dõi dễ dàng diễn biến thị trường.  

2. Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ số Nikkei 

2.1. Đặc điểm

Đặc điểm của Nikkei Index là có tính bao quát cao, bởi cấu thành từ 225 mã cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu. Ngoài ra, chỉ số này cũng thay đổi liên tục, cứ sau 15 giây, Nikkei Index lại được cập nhật một lần. 

Nikkei-Index-la-chi-so-chung-khoan-uy-tin-bac-nhat-tai-chau-A

Bên cạnh phản ánh diễn biến thị trường, chỉ số này còn là căn cứ quan trọng cho phép nhà đầu tư đoán định tình hình chính trị tại Nhật và một số khu vực lớn khác. Cho đến nay, Nikkei Index vẫn là chỉ số chứng khoán uy tín bậc nhất tại châu Á. 

2.2. Ý nghĩa

Nikkei Index có thể xem như thước đo đánh giá sức khỏe của nền kinh tế Nhật Bản. Dựa vào chỉ số này, bạn dễ dàng nắm bắt những thông tin quan trọng phục vụ quá trình phân tích như:

  • Tình hình kinh tế vĩ mô tác động lên Nikkei. 
  • Biến động chính trị, kinh tế xã hội tại Nhật Bản. 
  • Tâm lý của nhà đầu tư trước biến động của chỉ số Nikkei. 
  • Sự phát triển của thị trường chứng khoán Nhật Bản trong ngắn hạn và dài hạn. 

3. Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nikkei 

3.1. Tỷ giá đồng Yên

Nhật Bản là một đất nước không có nhiều tài nguyên. Tuy nhiên, đây lại là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.  Do vậy tỷ giá của đồng Yên luôn ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất khẩu cũng như nền kinh tế.

Khi đồng Yên mạnh lên, hàng hóa từ Nhật Bản xuất đi các quốc gia khác sẽ trở lên kém cạnh tranh. Lúc này, lượng hàng hóa sản xuất thường giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó khiến Nikkei Index đi xuống. 

Ty-gia-dong-Yen

Trong tình thế ngược lại nếu đồng Yên yếu đi, giá cả hàng hóa sản xuất tại Nhật xuất khẩu sang quốc gia khác chắc chắn có giá bán hợp lý hơn, kích thích nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Doanh nghiệp khi đó sẽ hưởng lợi khá nhiều, giúp chỉ số Nikkei tăng trở lại. 

3.2. Biến động chính trị, kinh tế 

Biến động chính trị, kinh tế tại Nhật và một khu vực lớn khác là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của Nikkei Index. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, số lượng việc làm được tạo ra nhiều, nhu cầu chi tiêu của người dân lớn,… thị trường chứng khoán cũng trong giai đoạn khởi sắc, duy trì giá tăng của chỉ số Nikkei. 

3.3. Chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật

Ngân hàng Trung ương Nhật là cơ quan chuyên đưa ra chính sách về tiền tệ, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Nhật. Theo đó, việc tăng hay giảm lãi suất cho vay đều tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, kéo theo sự biến động của chỉ số chứng khoán Nikkei. 

3.4. Tình hình thiên tai, thảm họa 

Nhật Bản là quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. Những sự kiện không mong muốn này cũng là yếu tố khiến nhà đầu tư lo ngại, bán tháo cổ phiếu khiến chỉ số Nikkei sụt giảm. Đơn cử như sự kiện sóng thần tại Nhật hồi năm 2011 đã khiến Nikkei Index giảm 7% trong thời gian ngắn. 

Tinh-hinh-thien-tai-tham-hoa

4. Cách tính chỉ số chứng khoán Nikkei 

Nếu muốn hiểu chính xác chỉ số Nikkei 225 là gì, bạn nên tìm hiểu qua công thức tính toán. Cụ thể để tính Nikkei Index, bạn có thể dựa vào công thức sau: 

Chỉ số Nikkei = Q × Y : Z

Trong đó: 

  • Q là trung bình giá của cổ phiếu trực thuộc nhóm Nikkei trong một ngày. 
  • Y là giá trị cơ bản. 
  • Z là mức trung bình giá đã qua điều chỉnh.  

5. Một vài phương pháp đầu tư vào chỉ số Nikkei 

5.1. Đầu tư dựa theo Nikkei 225 CFD

Nikkei 225 CFD được hiểu là hợp đồng chênh lệch. Loại hợp đồng này tương tự như sản phẩm tài chính hỗ trợ nhà đầu tư thu lời từ chênh lệch tăng giảm của Nikkei Index. 

Dau-tu-dua-theo-Nikkei-225-CFD

Cụ thể, nhà đầu tư có thể đặt lệnh LONG để mua vào nếu tin rằng Nikkei sẽ tăng. Còn nếu cho rằng Nikkei giảm, bạn chỉ cần đặt lệnh SHORT để đặt cược vào kết quả này. 

Ưu điểm của cách giao dịch này là không yêu cầu nhà đầu tư phải quá am hiểu kiến thức tài chính. Tuy nhiên, kèm theo đó là một vài rủi ro nếu bạn dự đoán sai xu hướng giá. 

5.2. Đầu tư dựa theo Nikkei 225 ETF

Với diện tích đầu tư ký quỹ Nikkei 225 ETF, nhà đầu tư vẫn dễ dàng tham gia ngay cả khi chưa am hiểu nhiều về kiến thức phân bổ vốn, tạo vị thế. 

Trong đó, ETF thực chất chính là các quỹ trực thuộc danh mục hoán đổi. Tại đây, người ta thường mua những mã cổ phiếu thuộc hàng top trên thị trường. Sau đó phát hành theo dạng chứng chỉ quỹ ETF để các nhà đầu tư không chuyên khác mua vào. 

Tại danh mục của mỗi quỹ ETF luôn bao gồm nhiều lựa chọn. Chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp. Để phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, người ta còn bố trí loại tài sản ít biến động như vàng. 

Khách hàng đầu tư có thể lựa chọn tùy chọn xu hướng trong mỗi đợt phát hành ETF. Chẳng hạn như xu hướng tăng, xu hướng trung tính, xu hướng bảo toàn (mức lãi suất dao động từ theo đến thấp). 

5.3. Đầu tư dựa theo Nikkei 225 Futures 

Đây là loại hình hợp đồng tương lai của Nikkei 225. Loại hình hợp đồng này hỗ trợ chuẩn hóa quy trình trao đổi tài sản. Cụ thể ở chỉ số này, mức giá thường được xác định ở hiện tại nhưng quá trình thực hiện lại diễn ra trong tương lai. 

Giả sử: Vào 1/8/2024, bạn mở vị thế mua thông qua hợp đồng dựa theo dự đoán Nikkei Index tăng trong 3 tháng tới. Đến ngày 1/11/2024, giá tài sản tăng theo đúng dự đoán, bạn sẽ thu lợi nhuận từ hoạt động mua bán hưởng chênh lệch dựa theo thời điểm đã chốt trong hợp đồng. 

6. Cách xem chỉ số Nikkei 

Chỉ cần gõ từ khóa “chỉ số Nikkei hôm nay” trên công cụ tìm kiếm Google là bạn có thể cập nhật nhanh biểu đồ biến động Nikkei Index theo ngày. Nếu như muốn nhận kết quả phân tích chuyên sâu, biểu đồ giá trực quan hơn, bạn hãy cập nhật trên một số nền tảng uy tín trong lĩnh vực tài chính như Investing, Indexes Nikkei, TradingView, Markets Businessinsider. 

Cach-xem-chi-so-Nikkei-

Bên cạnh cập nhật nhanh biến động tăng giảm, bạn còn được hỗ trợ theo dõi ước số Divisor, giá mở phiên và giá chốt phiên, mức giá cao nhất và thấp nhất cùng hàng loạt thông tin hữu ích khác. 

ConnextFX vừa cập nhật một vài kiến thức tổng quan về chỉ số Nikkei. Hy vọng phần chia sẻ này đã giúp bạn hiểu một cách chính xác bản chất Nikkei Index, cách tính toán và cập nhật. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *