Khái niệm về chỉ số RSI xuất hiện lần đầu trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems” phát hành năm 1978. Cho đến nay, người ta RSI vẫn ứng dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật. Vậy cách sử dụng RSI cụ thể ra sao? Cách đọc RSI có khó không? ConnextFX sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. 

1. Chỉ số RSI là gì? 

1.1. Khái niệm

RSI được viết tắt của cụm từ Relative Strength Index nghĩa là chỉ số sức mạnh tương đối. Chỉ số này lần đầu được đề cập trong ấn bản “New Concepts in Technical Trading Systems” của tác giả J.Welles Wilder JR, phát hành lần đầu vào năm 1978.

Khi ứng dụng chỉ số RSI trong chứng khoán hay bất kỳ thị trường giao dịch nào khác, bạn có thể xác định mức độ biến động giá trong thời gian gần nhất. Thường là 14 ngày giao dịch gần nhất. 

Chi-so-RSI-la-gi

Trong phân tích kỹ thuật, chỉ số RSI chuyên sâu thường thể hiện theo dạng đồ thị, nằm dưới biểu đồ giá. Trong đồ thị này luôn có một đường dịch chuyển giữa 2 điểm cực trị, giá trị của đường cực trị dao động từ 0 đến 100.

1.2. Ý nghĩa

Muốn cải thiện lợi nhuận thu về hoặc giảm bớt thua lỗ khi giao dịch, bạn phải nắm bắt nhanh xu hướng. Muốn làm tốt công việc này, bạn nên sử dụng một số công cụ phân tích kết hợp với sử dụng RSI hiệu quả

Y-nghia-Chi-so-RSI

Thông qua đường RSI, bạn sẽ xác định được một số thông tin quan trọng. Cụ thể như: 

  • Thị trường đang trong trạng thái quá mua hay quá bán: Trường hợp RSI dưới ngưỡng 30, có nghĩa giá trị tài sản giao dịch gần như đang ở mức thấp nhất. Trường hợp RSI nằm trên ngưỡng 70, có nghĩa giá trị tài sản đang chạm đỉnh.
  • Xu hướng giá: Nếu thị trường chi phối bởi xu hướng giảm giá, đường phân kỳ RSI hiếm khi vượt ngưỡng 70 (chủ yếu từ ngưỡng 30 trở xuống). Ngược lại nếu thị trường bị chi phối bởi xu hướng tăng, chỉ báo RSI có thể chạm ngưỡng 70 và thường xuyên vượt qua ngưỡng 30.
  • Dự đoán khả năng đảo chiều xu hướng: Khi RSI không thể vượt qua hoặc chạm ngưỡng 70 trong xu hướng tăng giá nhưng lại đột ngột giảm xuống dưới mức 30, khả năng cao xu hướng tăng sắp bị đảo chiều bởi xu hướng giảm giá.  

2. Nội dung và công thức tính toán chỉ số sức mạnh tương đối RSI

2.1. Nội dung cơ bản

Muốn hiểu rõ RSI là chỉ số gì, bạn cần nắm rõ một vài nội dung cơ bản dưới đây:

  • Giả định về ngưỡng quá mua: Theo tác giả J.Welles Wilder JR, thị trường có khả năng rơi vào trạng thái quá mua khi ngưỡng quá bán duy trì trong thời gian dài, và không còn lực đẩy đủ mạnh để tiếp tục kéo giá tăng lên.
  • Khi RSI chạm hoặc vượt ngưỡng 70: RSI chạm hướng 70 hoặc vượt ngưỡng 70 là dấu hiệu cho thấy tài sản giao dịch đang trong trạng thái quá mua hoặc được định giá quá cao. Khả năng cao, thị trường xuất hiện đảo ngược xu hướng, giá điều chỉnh giảm mạnh sau đó. 
  • Khi RSI chạm hoặc xuyên xuống ngưỡng 30: Đây là dấu hiệu phản ánh tài sản giao dịch đang trong tình trạng quá bán hoặc bị định giá quá thấp. 
  • RSI dao động từ ngưỡng 30 đến 70: Từ ngưỡng 30 đến 70 được xem là vùng trung bình, thị trường chưa xuất hiện xu hướng rõ nét. Lúc này, trader cần thận trọng chờ thêm tín hiệu rõ ràng hơn. 
  • Cẩn trọng khi sử dụng RSI để so sánh giá tài sản: RSI dùng để xác định sức mạnh tương đối của giá tài sản với mức giá cao nhất trong lịch sử của chính tài sản đó. Tuy vậy trader không nên dùng RSI để so sánh các mã tài sản giao dịch với nhau. 
  • RSI được biểu thị dưới biểu đồ giá: Thông qua chỉ số RSI, trader có thể xác định tín hiệu biến động giá (tăng hoặc giảm). Trên biểu đồ giá chứng khoán hay các loại hình tài sản khác, RSI luôn hiển thị phía dưới. 

Noi-dung-chi-so-suc-manh-tuong-doi-RSI

2.2. Công thức tính toán

Công thức tính RSI không quá phức tạp. Cụ thể, dưới đây là cách tính RSI

RSI = 100 – 100 : (1 + RS) 

Ở công thức trên, RS được hiểu là sức mạnh tương đối, kết quả của trung bình tổng số thời kỳ tăng giá chia cho trung bình tổng số thời kỳ giảm giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Thời gian tính toán thường là 14 ngày gần nhất. 

Công thức tính toán khái quát phản ánh khá đầy đủ ý nghĩa của đường RSI. Theo đó, tác giả Walles Wilder đưa ra giả định rằng ngưỡng bán thường xuất hiện khi thị trường duy trì đà tăng trong thời gian dài. 

Mặt khác, ngưỡng bán có xu hướng xuất hiện khi thị trường đã giảm giá trong khoảng thời gian dài. Trong đó:

  • RSI nhỏ hơn 30: Đại diện cho vùng quá bán. 
  • RSI lớn hơn 70: Đại diện cho vùng quá mua. 
  • RSI nằm trong khoảng từ 30 đến 70: Đại diện cho vùng trung tính. Nếu RSI nằm ở mức 50 có nghĩa thị trường không xuất hiện xu hướng giá cụ thể.  

3. Ứng dụng của chỉ số RSI

Chỉ số RSI ứng dụng trong phân tích giá, dự đoán xu hướng thị trường, xác định vùng quá mua hoặc quá bán. Hiện nay, trader thường được hỗ trợ sử dụng RSI trên các nền tảng hỗ trợ phân tích trực tuyến như Tradingview, hoặc một số phần mềm phân tích tải về thiết bị. 

Ung-dung-cua-chi-so-RSI

Để quan sát hiệu quả biểu đồ RSI, bạn cần điều chỉnh khung thời gian phù hợp. Trong đó thời gian tính toán thường là 14 ngày gần nhất hoặc 14 giờ, phụ thuộc theo nhu cầu giao dịch thực tế. 

4. Một vài hạn chế của chỉ số RSI trong phân tích

RSI phù hợp ứng dụng trong phân tích giá, xu hướng mua bán tài sản trong dài hạn. Thế nhưng, chỉ số này vẫn có hạn chế nhất định. Cụ thể, bởi chỉ là dạng thông báo hiển thị động lượng đơn giản nên RSI thường duy trì vùng quá mua hoặc quá bán tương đối lâu mặc dù giá trị thực tế của tài sản vẫn biến động.

Mot-vai-han-che-cua-chi-so-RSI-trong-phan-tich

Điều này có nghĩa, khi chỉ số RSI nằm ở ngưỡng quá bán, trader có xu hướng mua vào và đợi giá lên. Thế nhưng sau đó giá tài sản vẫn giao động quanh mức bán (dưới ngưỡng 30%), phải đến hết chu kỳ hoặc hết tháng, giá tài sản mới tăng. Khi đó, rủi ro trader phải đối mặt là giá tài sản tiếp tục giảm, dẫn đến thua lỗ, giá tài sản vẫn có khả năng tăng nhưng không nhanh như trader kỳ vọng. Tình thế tương tự có thể diễn ra khi RSI nằm trong ngưỡng quá mua. 

Nói chung, RSI chỉ thực sự hiệu quả khi thị trường xuất hiện dao động rõ rệt, giá trị tài sản tăng giảm theo hướng xen kẽ (không phải tăng hoặc giảm liên tục). 

Trường hợp RSI duy trì tại ngưỡng quá mua hoặc ngưỡng quá bán, trader phải thật thận trọng khi đặt lệnh. Lúc này, bạn không nên vội vào lệnh mà hãy chờ đợi thêm tín hiệu từ thị trường. 

5. Lưu ý khi ứng dụng RSI 

Trong quá trình phân tích, giao dịch kết hợp chỉ số RSI, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:

  • RSI không đảm bảo cung cấp tín hiệu chính xác 100% cho mọi trường hợp. 
  • Khi giá tài sản dịch chuyển trên ngưỡng 70, giá vẫn có thể tiếp tục tăng. 
  • Trader cần kết hợp RSI cùng một vài công cụ hỗ trợ phân tích khác để tăng độ chính xác khi phân tích. Chẳng hạn như đường trung bình MA. 
  • RSI cung cấp cả tín hiệu đảo chiều từ ngắn hạn đến dài hạn theo các khung thời gian khác nhau. Vậy nên nếu muốn chắc chắn, bạn nên chờ đợi sự xuất hiện của một số tín hiệu khác trước khi chính thức xuống lệnh giao dịch. 

RSI-khong-dam-bao-cung-cap-tin-hieu-chinh-xac-100

Chắc hẳn sau phần phân tích trên đây của ConnextFX, bạn đã hiểu rõ bản chất, cách tính toán và ứng dụng của chỉ số RSI trong thực tế. RSI vẫn có hạn chế nhất định. Do vậy, trader cần phải thận trọng, chú ý kết hợp thêm các công cụ phân tích khác, theo dõi tin tức thị trường để đề ra chiến lược giao dịch phù hợp. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *