Chỉ số S&P 500 được xem như thước đo quan trọng, phản ánh tình hình kinh tế Mỹ. Để có thể góp mặt trong danh sách cổ phiếu S&P 500, mỗi doanh nghiệp cần phải đáp ứng nhiều điều kiện. Vậy, cần hiểu chính sách S&P 500 Index là gì? ConnextFX sẽ chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm khi đầu tư vào các sàn chứng khoán S&P 500.

1. Chỉ số S&P 500 là gì? 

1.1. Khái quát

S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là một trong những chỉ số chứng khoán uy tín bậc nhất, đại diện cho cổ phiếu của 500 doanh nghiệp đại chúng hàng đầu Hoa Kỳ.

Chi-so-S&P-500-la-gi-

Theo thống kê, 500 mã cổ phiếu cấu thành S&P 500 chiếm đến khoảng 70% vốn hóa thị trường chứng khoán tại Mỹ. Biến động của chỉ số chứng khoán này là thông tin quan trọng cho phép nhà đầu tư nắm bắt diễn biến thị trường chứng khoán tại xứ sở cờ hoa. 

Apple, Google, Microsoft,… là những tên tuổi quen thuộc thường xuyên góp mặt trong danh sách cổ phiếu S&P 500. Để được góp mặt trong danh sách S&P 500, mỗi công ty phải đáp ứng quy định về vốn hóa, khối lượng giao dịch hàng năm,… tương đối khắt khe. 

1.2. Lịch sử ra đời

Henry Varnum Poor chính là người đặt nền móng cho chỉ số S&P 500 ngày nay. Theo đó vào năm 1860, ông thành lập Poor’s Publishing chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. Đồng thời, ông đưa ra một số hướng dẫn cho các nhà đầu tư tham gia rót vốn vào ngành đường sắt. 

Henry-Varnum-Poor

Đến năm 1923, Standard Statistics chính thức được thành lập. Đây là tiền thân của Cục Thống kê tiêu chuẩn Hoa Kỳ (chuyên về đánh giá, xếp hạng trái phiếu, phiếu của các doanh nghiệp hàng đầu tại Hoa Kỳ). Vào năm 1926, Standard Statistics tiếp tục xây dựng chỉ số theo dõi hàng ngày dựa trên 90 mã cổ phiếu. 

Tiếp đến vào năm 1941, Standard Statistics và Poor’s Publishing được hợp nhất. Thương hiệu Standard & Poor’s cũng chính thức hình thành từ đây. Vào năm 1947, người ta đã mở rộng theo dõi cổ phiếu của 500 công ty hàng đầu nước Mỹ, đánh dấu mốc cho sự hình thành của chỉ số S&P 500. 

2. Điều kiện để một cổ phiếu được xếp vào nhóm S&P 500

Để góp mặt trong danh sách S&P 500, mỗi công ty cần những yêu cầu nhất định. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng các nhóm yêu cầu dưới đây: 

  • Vốn hóa thị trường: Từ 14.6 tỷ USD trở lên (mức hóa quy định có thể thay đổi theo từng thời điểm). 
  • Khối lượng giao dịch mỗi tháng: Phải từ 250.000 cổ phiếu trở lên. 
  • Vốn hóa thị trường thả nổi: Trên 10% cổ phiếu phát hành. 
  • Quy định về niêm yết cổ phiếu: Cổ phiếu phải được niêm yết trên các sàn chứng khoán lớn như Nasdaq, Nyse. 
  • Trụ sở chính của doanh nghiệp: Phải đặt tại Hoa Kỳ. 
  • Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng: Phải từ 50% tổng số lượng cổ phiếu phát hành trở lên. 

Dieu-kien-de-mot-co-phieu-duoc-xep-vao-nhom-S-P-500

Trường hợp không duy trì đáp ứng những quy định trên, bất kỳ mã cổ phiếu nào trong danh sách 500 cũng có thể bị loại bỏ và bị thay thế bằng mã cổ phiếu khác. 

3. Cách tính chỉ số S&P 500

Để tính toán chỉ số S&P 500, người ta thường dựa vào công thức dưới đây:

Chỉ số S&P 500 =  Σ(Pi x Qi)/D

Ở công thức trên, bạn cần lưu ý: 

  • Pi đại diện cho giá cổ phiếu. 
  • Qi đại diện cho số lượng cổ phiếu. 
  • D chính là ước số quy định của Standard & Poor’s. 

4. Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500 

4.1. Chính sách điều chỉnh của FED

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là một trong những cơ quan có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xứ cờ hoa và kinh tế toàn cầu. Cơ quan này chuyên điều phối thị trường thông qua chính sách tiền tệ. Mỗi chính sách đưa ra bởi FED đều tác động mạnh đến thị trường cổ phiếu. 

Chinh-sach-dieu-chinh-cua-FED

Theo đó, việc điều chỉnh chính sách tăng hoặc giảm lãi suất của FED sẽ tác động đến lãi suất cho vay sản xuất, vay tiêu dùng. Khi lãi suất được duy trì ở mức thấp và ổn định, cả doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền. Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường, thúc đẩy chỉ số S&P 500 duy trì đà tăng.  

4.2. Tình hình kinh tế Mỹ và toàn cầu 

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp là thước đo sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Trong bối cảnh doanh nghiệp làm ăn có lãi, tạo thêm nhiều việc làm mới, kích thích chi tiêu,… S&P 500 Index thường có xu hướng tăng. 

Ngược lại khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phá sản,… thị trường chứng khoán khi đó cũng ảm đạm, chỉ số S&P 500 thường có xu hướng giảm sâu (lượng nhà đầu tư bán tháo nhiều hơn là mua vào). 

4.3. Sự mạnh/yếu của đồng USD 

Cho đến nay, vẫn chưa có đồng tiền nào đủ sức thay thế đồng USD. Sự mạnh yếu của đồng bạc xanh là một trong những yếu tố tác động đến sự biến động của chỉ số chứng khoán S&P 500. Cụ thể:

  • Khi đồng USD mạnh lên: Doanh nghiệp tại Mỹ chuyên sản xuất hàng xuất khẩu sẽ gặp khó. Với giá hàng hóa xuất khẩu tăng, kém cạnh tranh trước hàng hóa nội địa tại tại từng quốc gia. Kéo theo đó là lợi nhuận giảm xuống, phí vận hành tăng lên. Lúc này, S&P 500 có xu hướng giảm. 
  • Khi đồng USD yếu đi: Đồng USD giảm hay yếu đi sẽ giúp doanh nghiệp tại Mỹ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu. Trước bối cảnh doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhờ sự yếu đi của đồng USD, thị trường chứng khoán cũng trở nên sôi động hơn, kéo chỉ số S&P 500 tăng lên. 

Su-manh-yeu-cua-dong-USD

4.4. Giá cả hàng hóa

Dùng giá cả hàng hóa là yếu tố có thể tác động lớn đến chỉ số chứng khoán S&P 500. Cụ thể:

  • Giá hàng hóa tăng: Là dấu hiệu của lạm phát, tác động trực tiếp đến thói quen chi tiêu của khách hàng. Doanh nghiệp khi đó thường gặp khó trong việc kích thích chi tiêu, kéo giá cổ phiếu giảm do tâm lý do ngại của nhà đầu tư. 
  • Giá hàng hóa giảm: Khách hàng khi đó có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, thúc đẩy hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tạo lực đẩy cho giá cổ phiếu tăng. 

5. Kinh nghiệm đầu tư dựa vào chỉ số S&P 500

Thông thường, bạn có thể tham gia đầu tư vào chỉ số S&P 500 theo hai cách cơ bản dưới đây: 

  • Đối với nhà đầu tư tại nước Mỹ: Nhà đầu tư chỉ cần đặt lệnh mua bán trực tiếp mã cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500.
  • Đối với nhà đầu tư ngoài nước Mỹ: Bạn có thể đầu tư hoặc chỉ số S&P 500 qua các quỹ ETFs, hợp đồng phái sinh. 

Kinh-nghiem-dau-tu-dua-vao-chi-so-S-P-500

Trong quá trình đầu tư, bản phải có kế hoạch quản lý rủi ro, lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng trong nhóm S&P 500.

  • Luôn có kế hoạch quản lý rủi ro: Trước biến động giá thị trường, bạn cần lường trước rủi ro, bố trí quỹ dự phòng, không mạo hiểm vay mượn để chơi chứng khoán.
  • Lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng: Khi đầu tư vào S&P 500, bạn hãy ưu tiên lựa chọn cổ phiếu trong top đầu. Nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, thu hồi vốn nhanh.  

6. Ưu điểm và hạn chế của chỉ số S&P 500

6.1. Ưu điểm

Ưu điểm của S&P 500 Index là phản ánh tương đối chính xác diễn biến thị trường. Bởi chỉ số này cấu thành từ 500 mã cổ phiếu đại diện cho 500 doanh nghiệp lớn tại Mỹ. 

bieu-do-chi-so-s-p-500

Ngoài hỗ trợ nhà đầu tư phân tích diễn biến thị trường, S&P 500 còn phản ánh phần nào tình hình chính trị, tâm lý của các nhà đầu tư trước sự kiện lớn. Dựa vào chỉ số này, bạn còn có thể phần nào dự đoán chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, cùng hàng loạt ngân hàng trung ương lớn khác. 

6.2. Hạn chế

Trong danh sách S&P 500, không phải tất cả doanh nghiệp đều có tốc độ phát triển như nhau. S&P 500 Index dễ bị chi phối bởi các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến chỉ số S&P 500 không mang tính khách quan (chưa phản ánh chính xác tình hình của doanh nghiệp có vốn hóa thấp). 

Chỉ số S&P 500 đại diện cho mức giá trung bình của 500 mã cổ phiếu lớn của Mỹ. Dựa vào chỉ số này, bạn sẽ dễ dàng bắt tình hình nền kinh tế Mỹ, xu hướng đầu tư. ConnextFX mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về S&P 500 Index. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *