Chu kỳ kinh tế nghĩa là gì? Nền kinh tế bị khủng hoảng là do đâu? Chúng ta cần phải đầu tư ra sao để tăng sinh lợi cao? Có thể nói, đây đều là những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nền kinh tế giới biến động như hiện nay. Trong bài viết này, ConnextFX sẽ đồng hành cùng bạn khám phá, tìm ra câu trả lời chuẩn nhất cho những vấn đề trên nhé! 

anh-bia-Chu-ky-kinh-te-la-gi-Cach-dau-tu-truoc-bien-doi-cua-chu-ky-kinh-te

1. Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế (tiếng Anh là Business Cycle) là một thuật ngữ được sử dụng khi các hoạt động kinh tế biến động (lên rồi xuống và lặp lại). Trong đó, tất cả các sự kiện sẽ được lặp đi lặp lại theo một vòng tuần hoàn. Ngoài ra, chu kỳ sẽ được đo lượng dựa vào biến động GDP và luân phiên theo các sự kiện là: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. 

Thực tế, chu kỳ này sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch trong việc kinh doanh của cá nhân hoặc một doanh nghiệp, từ đó mà tác động (kể cả tiêu cực và tích cực) đến nền kinh tế của một nước. Vì thế mà tình hình lạm phát và việc làm cũng bị ảnh hưởng.. 

2. Yếu tố thúc đẩy hình thành chu kỳ kinh tế

chu-ky-kinh-te-Tim-hieu-khai-niem-cua-chu-ky-kinh-te

Vậy yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành chu kỳ kinh tế là gì? Theo Sismondi, đây chính là kết quả của việc nhu cầu người tiêu dùng thuyên giảm, nhưng quá trình sản xuất lại quá dư thừa. Điều này đã khiến cho số lượng sản phẩm được tạo ra vượt ngoài nhu cầu của thị trường (cung > cầu). 

Lúc này, các doanh nghiệp buộc phải thi hành chính sách giảm sản xuất cũng như nhân lực để giảm chi phí sản xuất. Khi nguồn thu nhập giảm thì mức chi tiêu của thị trường cũng sẽ giảm theo tỷ lệ thuận, dẫn đến suy thoái kinh tế và mở đầu cho một chu kỳ mới. 

Một số ý kiến khác thì cho rằng, có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc hình thành vòng lặp kinh tế, chẳng hạn như: sự thay đổi quá lớn của giá xăng dầu, hành vi người tiêu dùng,… 

3. Các giai đoạn cơ bản của một chu kỳ kinh tế

Bởi vì chu kỳ gắn liền với biến động của GDP, cho nên việc hiểu rõ về chu kỳ kinh tế theo từng giai đoạn sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội đầu tư tốt. Cụ thể: 

chu-ky-kinh-te-Kham-pha-tuong-tan-4-giai-doan-trong-mot-chu-ky

3.1. Giai đoạn 1: Suy thoái 

Giai đoạn này, các hoạt động kinh tế đã bắt đầu suy giảm. Các doanh nghiệp khi đó sẽ lần lượt thực hiện việc cắt giảm sản xuất cũng như chi phí để cố gắng giữ được mức lợi nhuận. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng đồng loạt giảm mức giá sản xuất đến mức thấp để thu hút khách hàng, thúc đẩy doanh số. Điều này khiến cho Chi > Thu, nhân sự giảm và thất nghiệp tăng. 

3.2. Giai đoạn 2: Khủng hoảng 

Nền kinh tế ở giai đoạn này giảm sút cực mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh chóng, đồng thời giá cả cũng tăng đột biến. Giai đoạn khủng hoảng được cho là kéo dài khá lâu, làm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của người dân và các doanh nghiệp. 

3.3. Giai đoạn 3: Phục hồi 

Lúc này, các hoạt động kinh tế đã có xu hướng tăng trưởng dần trở lại, kéo theo các chỉ số kinh tế cũng được cải thiện đáng kể. Ở giai đoạn phục hồi, nền kinh tế dần bắt đầu chuyển biến một cách tích cực và kích thích tăng trưởng trở lại. 

3.4. Giai đoạn 4: Hưng thịnh 

Sau Phục hồi, đây là khoảng thời gian thể hiện sự phát triển cực mạnh của nền kinh tế. Những biểu hiện nhận thấy rõ nhất là: doanh nghiệp gia tăng sản xuất, chỉ số kinh tế – xã hội cải thiện, kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, thu nhập bình quân trên đầu người sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. 

4. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế 

Nguyên nhân góp phần làm cho nền kinh tế gặp khủng hoảng có rất nhiều, tiêu biểu như: 

4.1. Đầu tư, tín dụng mất kiểm soát

Nếu cá nhân hoặc công ty vay tiền quá nhiều, nợ vay cũng như giá trị tài sản sẽ tăng đột biến, làm cho họ không trả được khoản vay. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu cá nhân và các công ty này không thể trả nợ? Tất nhiên, các ngân hàng cho vay sẽ gặp áp lực về vấn đề tài chính. 

chu-ky-kinh-te-Nguyen-nhan-khien-chu-ky-kinh-te-buoc-vao-giai-doan-suy-thoai

4.2. Sự mất cân đối của chính sách tài khóa, tiền tệ 

Điều này dẫn đến sự mất cân bằng của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nếu chính sách tài khóa bị không chẩn, chính phủ sẽ chi quá mức, làm tăng nợ công, đồng thời giảm giá trị đồng tiền. Lúc đó, các doanh nghiệp và người dân chắc chắn phải chịu cảnh giá cả tăng mạnh nhưng thu nhập lại sụt giảm.  

4.3. Quản lý rủi ro tài chính thất bại

Nhiều ngân hàng sử dụng các sản phẩm tài chính quá mức phức tạp, tạo khó khăn cho việc quản lý rủi ro. Nếu việc quản lý rủi ro tài chính kém, ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ gặp khủng hoảng. 

4.4. Lạm phát và giảm phát

Lạm phát và giảm phát cũng là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ kinh tế suy thoái, cụ thể: 

4.1.1. Lạm phát 

Khi lạm phát tăng quá cao sẽ làm cho giá cả tăng, dẫn đến giá trị đồng tiền giảm và tăng chi phí cho người tiêu dùng. Khi đó, người tiêu dùng buộc phải giảm chi tiêu và khiến cho kinh tế bị suy thoái.  

4.1.2. Giảm phát 

Nếu lạm phát giảm quá đột ngột, các hoạt động kinh tế có thể bị suy thoái. Ngoài ra, việc tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát cũng có thể dẫn đến việc vay vốn trở nên khó khăn. Từ đó mà nhau cầu đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp cũng như người dân giảm => suy thoái kinh tế. 

5. Cách đầu tư, ứng phó trước biến đổi của chu kỳ kinh tế

Với bối cảnh chu kỳ kinh tế Việt Nam dần tiến vào giai đoạn đầu, bạn phải biết cách đầu tư hợp lý để sinh lời. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp do ConnextFX gợi ý sau: 

chu-ky-kinh-te-Phuong-phap-ung-pho-tot-nhat-khi-kinh-te-bat-on

5.1. Đầu tư vào lĩnh vực cốt thiết 

Ở thời điểm các hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm, các lĩnh vực phục vụ nhu cầu cơ bản vẫn tiêu thụ khá ổn định, chẳng hạn như chăm sóc sức khoẻ, nhu yếu phẩm, thực phẩm,… Khi đến giai đoạn phát triển, lĩnh vực du lịch, đồ điện tử, công nghệ,… phát triển mạnh mẽ. Bạn hãy dựa vào điều này để tìm được lĩnh vực đầu tư hợp lý nhất nhé. 

5.2. Lựa chọn kênh đầu tư an toàn 

Ở giai đoạn suy thoái, các nhóm tiền tệ an toàn như: ngoại tệ, vàng, đô la Mỹ,… nên được cân nhắc. Ở giai đoạn hưng thịnh, bạn có thể nghĩ đến việc thu mua cổ phiếu hoặc quỹ đầu tư để mang lại đem về tay mức lợi nhuận lớn. 

5.3. Đa dạng hóa hạng mục đầu tư 

Đa dạng hóa hạng mục đầu tư được xem là giải pháp hoàn hảo để giảm rủi ro. Tuy nhiên, mỗi kênh đầu tư sẽ có mức độ rủi ro khác nhau, chính vì thế mà bạn cần có khả năng nhận định tốt và tầm nhìn sâu rộng. 

Khi kinh tế suy thoái, một số sản phẩm bạn nên cân nhắc là: mua đất, mua vàng, trái phiếu,… Ngược lại, bạn có thể chọn các kênh đầu tư sinh lợi cao như: forex, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu,… 

5.4. Có kế hoạch chi tiêu, quản lý trong thời hạn

Khi đến giai đoạn kinh tế suy thoái, việc lập kế hoạch tài chính tốt sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Hãy quản lý chi tiêu hợp lý, tiết kiệm hơn, đồng thời cắt giảm những chi phí không cần thiết, các khoản nợ và mua sản phẩm với ưu đãi tốt. 

Như vậy, việc lên kế hoạch cho đầu tư chính đúng chỗ sẽ giúp bạn có được tương lai tốt hơn. Mong rằng những thông tin mà ConnextFX chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh tế và biết cách đầu tư một cách hiệu quả nhất nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *