Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chính thức được cấp phép hoạt động từ năm 2017. Mặc dù tồn tại nhiều yếu tố rủi ro nhưng không ít nhà đầu tư vẫn lựa chọn thử sức với giao dịch phái sinh. Vậy, cần hiểu chính xác giao dịch phái sinh là gì? Cần lưu gì khi tham gia mảng thị trường này. Bạn hãy cùng theo dõi phần tổng hợp sau đây của ConnextFX để có được câu trả lời. 

1. Chứng khoán phái sinh là gì? 

Trong mục tổng hợp đầu tiên, ConnextFX sẽ giới thiệu qua khái niệm và ví dụ cụ thể về chứng khoán phái sinh. 

Chung-khoan-phai-sinh-la-gi

1.1. Khái niệm

Theo Khoản 9, Điều 4 của Luật Chứng khoán hiện hành: Chứng khoán phái sinh được hiểu là hệ thống công cụ tài chính thể hiện theo dạng hợp đồng. Chẳng hạn như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,…

Tương ứng với từng loại hình hợp đồng là điều khoản xác nhận quyền lợi, nghĩa vụ của tất cả các bên tham gia thực thi giao dịch thanh toán tiền, tài sản theo mức giá xác định từ trước hoặc xác định vào thời điểm cụ thể ở tương lai. 

Nói theo cách đơn giản thì chứng khoán phái sinh chính là hợp đồng tài chính. Những loại hình hợp đồng này hình thành từ tài sản cơ sở cụ thể. Trong đó, tài sản cơ sở thường gặp nhất là cổ phiếu, một số loại hàng hóa, tiền tệ. 

1.2. Ví dụ về chứng khoán phái sinh

Hợp đồng phái sinh gồm nhiều loại. Phổ biến nhất trong số này là hợp đồng tương lai. Sau đây là ví dụ cụ thể:

Giả sử: Vào ngày 1/7/2024, nhà đầu tư A mở vị thế mua 100 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 (tương ứng hệ số nhân của hợp đồng là 100.000đ) theo mã VN30V17024, thời điểm đáo hạn là vào ngày 1/8/2024. Chỉ số VN30 tại thời điểm mua vào là 1300 điểm. Sau đó đến ngày đáo hạn tăng lên 1330 điểm.

Như vậy, tiền lãi nhà đầu tư A thu về sẽ tương ứng: 

100.000 × (1330-1300) × 100 = 300.000.000đ

2. Phân loại chứng khoán phái sinh 

Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, bạn có thể dễ dàng bắt gặp 4 loại hình hợp đồng cơ bản. Mỗi loại hợp đồng lại được xây dựng theo cơ chế riêng. Nhà đầu tư cần nắm rõ tính chất của từng loại để giao dịch hiệu quả hơn. 

2.1. Hợp đồng tương lai

Đây là dạng hợp đồng chứng khoán niêm yết, mục đích chính là xác nhận cam kết giữa các bên tham gia trong quá trình thực hiện giao dịch. Cụ thể như: 

  • Giao dịch mua bán tài sản cơ sở theo mức giá đã ấn định vào thời gian cụ thể cam kết trong tương lai. 
  • Giao dịch thanh khoản chênh lệch. Trong đó, mức chênh cụ thể là sự chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm ký kết và giá trị tài sản cơ sở vào thời điểm xác định trong tương lai. 

Hop-dong-tuong-lai

2.2. Hợp đồng quyền chọn

Loại hình hợp đồng này xác nhận quyền lợi và nghĩa vụ của bên bán trong quá trình thực hiện giao dịch. Chẳng hạn như 2 dạng giao dịch dưới đây:

  • Giao dịch mua bán tài sản cơ sở dựa theo giá xác định từ trước hoặc vào thời điểm ấn định trong tương lai. 
  • Giao dịch thanh toán chênh lệch. Cụ thể là mức chênh lệch giữa giá tài sản cơ sở ấn định tại thời điểm ký kết và giá tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc trong tương lai nhưng ấn định từ trước. 

Hop-dong-quyen-chon

2.3. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là dạng thỏa thuận giữa 2 bên tham gia. Mỗi chủ thể hợp đồng phải đồng ý với điều khoản thanh toán định kỳ theo phương thức và thời gian ấn định từ trước (bắt đầu có hiệu lực từ ngày ấn định giá), đồng thời kết thúc vào ngày đáo hạn. 

2.4. Hợp đồng kỳ hạn

Đây là dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh thỏa thuận. Cụ thể, loại hợp đồng này xác nhận cam kết của các bên tham gia về hoạt động mua bán tài sản cơ sở theo mức giá ấn định từ trước hoặc xác định tại một thời điểm trong tương lai. 

3. Cơ hội và rủi ro khi giao dịch chứng khoán phái sinh

Khi đầu tư chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cần lường trước cơ hội và rủi ro. 

3.1. Cơ hội

Về cơ bản, chứng khoán hay hợp đồng phái sinh là công cụ giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn trước biến động giá. Trường hợp dự đoán chính xác biến động giá tài sản cơ sở sẽ tăng, bạn có thể tham gia hợp đồng tương lai theo mức giá hiện tại. Trường hợp nhận thấy giá có xu hướng giảm, bạn nên chủ động bán tài sản để giảm bớt thua lỗ. 

hop-dong-phai-sinh-la-cong-cu-giup-nha-dau-tu-kiem-soat-rui-ro

Với chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư có thể giao dịch linh hoạt tương tự như chứng khoán cơ sở. Bên cạnh đó, tính thanh khoản của thị trường chứng khoán phái sinh khá cao, cho phép nhà đầu tư mua bán dễ dàng, thu hồi vốn nhanh. 

Mặt khác, thị trường chứng khoán phái sinh không nghiêm cấm nhà đầu tư bán khống. Nhờ vậy, nhà đầu tư sẽ có thêm cơ hội kiếm lời. Ngoài ra còn phải kể đến lợi thế đòn bẩy cao, cho phép nhà giao dịch khuếch đại vị thế nhanh từ số vốn nhỏ. 

3.2. Rủi ro

Bên cạnh những cơ hội kể trên, chứng khoán phái sinh vẫn tiềm ẩn rủi ro nhất định. Chẳng hạn như rủi ro về mặt chiến lược đầu tư, rủi ro về yêu cầu ký quỹ. 

  • Rủi ro về mặt chiến lược đầu tư: Nếu không dự đoán chính xác xu hướng thị trường, bạn có nguy cơ bị thua lỗ nặng, thua lỗ đôi khi còn lớn hơn số vốn bỏ ra bởi mức đòn bẩy cao. 
  • Rủi ro về yêu cầu ký quỹ: Khi giao dịch với hợp đồng tương lai, nhà đầu tư phải bổ sung tiền ký quỹ bù lỗ hàng ngày trong trường hợp giao dịch không đúng hướng. Nói chung, muốn tham gia mảng thị trường này, bạn phải chủ động được nguồn tài chính. 

Rui-ro-ve-mat-chien-luoc-dau-tu

4. Điều kiện để một tổ chức được phép kinh doanh chứng khoán phái sinh

Để được cấp phép kinh doanh chứng khoán phái sinh, doanh nghiệp chứng khoán và doanh nghiệp quản lý quỹ phải đáp ứng những quy định nhất định. 

4.1. Với doanh nghiệp chứng khoán

Doanh nghiệp chứng khoán nếu muốn kinh doanh chứng khoán phái sinh thì trước tiên cần đáp ứng quy định về vốn. Cụ thể như: 

  • Vốn điều lệ từ 800 tỷ VND trở lên nếu tham gia cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán phái sinh. 
  • Vốn điều lệ trên 600 tỷ VND nếu doanh nghiệp muốn tự chủ kinh doanh chứng khoán. 
  • Vốn điều lệ trên 250 tỷ VND nếu đăng ký hoạt động trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. 
  • Vốn điều lệ trên 800 tỷ VND nếu doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong cả 3 lĩnh vực kể trên. 

Doanh-nghiep-phai-dap-ung-von-dieu-le-theo-quy-dinh

Ngoài ra, phía doanh nghiệp cần đáp ứng một vài quy định khác như:

  • Thực hiện tốt yêu cầu về quản lý nội bộ, quản lý rủi ro trong lĩnh vực đăng ký hoạt động. 
  • Đội ngũ nhân sự cấp cao cần phải có giám đốc, phó giám đốc, phó giám đốc kiêm nhiệm quản lý nghiệp vụ. Số lượng nhân viên phải đảm bảo mức tối thiểu từ 5 nhân viên trở lên đã qua đào tạo, có chứng chỉ chuyên môn. 
  • Cung cấp đầy đủ thông tin về các khoản dự phòng trong 12 tháng gần nhất. Đồng thời, tỷ lệ vốn tối thiểu cần đạt từ 220% trở lên. 
  • Trong 2 năm hoạt động gần nhất, doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, cung cấp báo cáo tài chính minh bạch theo yêu cầu. 
  • Doanh nghiệp không thuộc diện sắp phá sản hoặc bị giải thể, buộc phải tạm ngừng kinh doanh. 

4.2. Với doanh nghiệp quản lý quỹ

Quản lý quỹ nếu muốn tham gia kinh doanh chứng khoán cần đáp ứng một vài điều kiện cơ bản dưới đây: 

  • Đảm bảo số vốn điều lệ tối thiểu từ 25 tỷ VND. 
  • Đội ngũ nhân sự cấp cao cần phải có giám đốc, phó giám đốc, phó giám đốc kiêm nhiệm quản lý nghiệp vụ. Số lượng nhân viên phải đảm bảo mức tối thiểu từ 5 nhân viên trở lên đã qua đào tạo, có chứng chỉ chuyên môn. 
  • Đáp ứng quy định bắt buộc tương tự như doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán. 

5. Điểm khác biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở

Chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở vẫn có những điểm khác biệt nhất định. Sau đây là bảng tổng hợp so sánh cụ thể: 

Các mục so sánh Chứng khoán phái sinh Chứng khoán cơ sở
Thị trường hoạt động Thị trường giao dịch phái sinh, giao dịch tương lai Thị trường giao ngay
Khối lượng niêm yết Không bị giới hạn Thường bị giới hạn
Quy định bán khống Không nghiêm cấm bán khống Nghiêm cấm bán khống
Số tiền đảm bảo giao dịch Tương ứng một phần giá trị chứng khoán Tương đương tổng giá trị chứng khoán cần mua
Thời hạn thanh toán Vào thời điểm ấn định trong tương lai Ngay sau thời điểm tiến hành giao dịch
Thời điểm mở đầu giao dịch Là ngày đầu tiên trong mã hợp đồng tương lai đã lưu  Là ngày đầu tiên khi chứng khoán cơ sở bắt đầu niêm yết
Số lượng mã giao dịch Có nhiều mã hợp đồng giao dịch trong một hợp đồng, từng mã giao dịch lại ứng với thời điểm đáo hạn cụ thể Từng mã giao dịch lại ứng với một cổ phiếu hoặc trái phiếu
Thời điểm kết thúc giao dịch Là ngày cuối cùng trong hợp đồng tương lai Trước ngày chứng khoán cơ sở hủy niêm yết 
Chu kỳ thanh toán Thanh toán hàng ngày  Chu kỳ n + T. Từ thời điểm mua chứng khoán, bạn chỉ có thể bán ra sau ngày n
Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền mặt hoặc tài sản Thanh toán theo dạng chuyển giao chứng khoán

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

6. Lưu ý về ngày đáo hạn trong chứng khoán phái sinh

Trong quá trình giao dịch chứng khoán phái sinh, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến ngày đáo hạn. Theo đó, ngày đáo hạn chứng khoán được hiểu là hạn cuối cùng của hệ thống hợp đồng phái sinh. Trước thời điểm đáo hạn, nhà giao dịch phải chốt vị thế. 

Luu-y-ve-ngay-dao-han-trong-chung-khoan-phai-sinh

Cụ thể trước thời điểm đáo hạn quyền chọn, nhà đầu tư nắm giữ hợp đồng có quyền thực thi quyền chọn, đóng vị thế hoặc giữ nguyên hợp đồng không còn giá trị đáo hạn. 

Tất cả hợp đồng tương lai trong thị trường chứng khoán phái sinh đều có thời điểm đáo hạn. Vào đúng ngày đáo hạn, giao dịch sẽ bị tạm ngừng, đồng thời hợp đầu được chuyển đổi thành tiền mặt. 

Khi đó, nhà đầu tư có thể mua hoặc bán bớt hợp đồng. Đến thời điểm đáo hạn, tất cả vị thế đang mở đều chuyển sang trạng thái đóng. Lúc này, toàn bộ tiền lãi hay thua lỗ đều được thanh toán vào ngày hôm sau cho nhà đầu tư. 

Theo quy định, ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai thường rơi vào thứ năm trong tuần thứ 3 hàng tháng. 

7. Kinh nghiệm giao dịch với chứng khoán phái sinh

Quyết định có nên chơi chứng khoán phái sinh hay không còn tùy thuộc vào nhận định, nhu cầu của mỗi nhà đầu tư. 

Thị trường chứng khoán phái sinh luôn ẩn chứa yếu tố rủi ro. Vì thế, bạn phải luôn thận trọng. Sau đây là phần chia sẻ một vài kinh nghiệm giao dịch chứng khoán phái sinh, bạn cần lưu tâm: 

  • Tìm hiểu kỹ thông tin từng mã cổ phiếu, cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán phái sinh. 
  • Ưu tiên dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp môi giới uy tín, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động. 
  • Cập nhật thông tin thị trường liên tục, điều chỉnh chiến lược giao dịch kịp thời. 
  • Có chiến lược đầu tư cụ thể, cân đối ngân sách. 
  • Luôn có chiến lược quản lý rủi ro, phòng ngừa thua lỗ trước biến động thị trường. 
  • Đầu tư theo khả năng tài chính, không nên mạo hiểm vay mượn để chơi chứng khoán phái sinh. 

Trên đây, ConnextFX vừa tổng hợp khái quát về chứng khoán phái sinh. Mảng thị trường này tuy rằng tiềm ẩn không ít rủi ro nhưng cũng tạo điều kiện để nhà đầu tư thử sức giao dịch kiếm lời. Trong quá trình tham gia, bạn nên chú ý cập nhật quy định, tin tức và luôn có kế hoạch quản lý rủi ro, cân đối vốn. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *