Ngày đáo hạn phái sinh là mốc thời gian quan trọng nhà đầu tư cần ghi nhớ. Bởi đây là thời điểm quyết định đến giá trị hợp đồng, mức lợi nhuận hoặc thua lỗ cụ thể. Vậy cần hiểu chính xác đáo hạn phái sinh là gì? Phiên đáo hạn phái sinh là ngày nào? Lời giải đáp cho thắc mắc này sẽ có trong bài viết sau đây của ConnextFX.
1. Ngày đáo hạn phái sinh là gì?
1.1. Khái niệm
Đáo hạn phái sinh được hiểu là thời điểm giao dịch cuối của công cụ tài chính, cụ thể ở đây là một số loại hình hợp đồng phái sinh. Tại ngày đáo hạn, hợp đồng có hiệu lực trong tháng đều sẽ được thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời giao dịch cũng chuyển sang tháng kế tiếp.
Đối với thị trường chứng khoán tại Việt Nam, ngày đáo hạn phái sinh thường là ngày thứ 5 của tuần thứ 3 trong tháng. Trường hợp ngày đáo hạn trùng với dịp nghỉ lễ, nó sẽ được chuyển vào ngày trước đó.
Sau ngày đáo hạn một ngày, việc thanh toán mới chính thức có hiệu lực. Biến động số dư trong tài khoản ứng với mức lãi hoặc lỗ sau thời điểm tất toán hợp đồng.
1.2. Ví dụ
Giả sử đầu năm 2024, thị trường chứng khoán phái sinh nước ta có 2 phiên giao dịch, ứng với các mã hợp đồng:
- Mã hợp đồng tương lai VN30F2024 đáo hạn vào tháng 3. Trong đó, ngày khởi động giao dịch là người 10/2/2024, đáo hạn tương ứng là ngày 16/3/2024, ngày thanh toán có hiệu lực là ngày 17/3/2024.
- Mã hợp đồng tương lai VN30F1124 đáo hạn vào tháng 6. Ngày giao dịch khởi đầu là ngày 10/5/2024, ngày đáo hạn tương ứng 20/6/2024, ngày thanh toán có hiệu lực là 21/6/2024.
Thường thì càng đến ngày đáo hạn, giao dịch trên thị trường lại càng diễn ra sôi động. Nếu đầu tư vào chứng khoán phái sinh, bạn phải luôn nắm rõ ngày đáo hạn để thực hiện chốt vị thế kịp thời.
2. Đáo hạn phái sinh tác động như thế nào đến thị trường cơ sở?
Bởi nhà đầu tư phải chốt vị thế kịp thời nên trước thời điểm đáo hạn một vài ngày, thị trường có xu hướng xuất hiện biến động lớn. Đặc biệt là khi tất cả hợp đồng phái sinh đều đáo hạn trong cùng một thời điểm, biến động thị trường lại càng mạnh.
Khi đó, thị trường cơ sở thường bị tác động mạnh. Cụ thể:
- Giá tài sản cơ sở tăng hoặc giảm mạnh trong ngày đáo hạn hợp đồng.
- Khối lượng giao dịch tăng cao tác động đến giá chốt phiên, khiến giá hợp đồng phái sinh bị điều chỉnh.
- Nhà đầu tư lớn có xu hướng mua hoặc bán một lượng lớn cổ phiếu, vô tình ảnh hưởng đến giá cơ sở, đồng thời tác động đến thị trường chứng khoán phái sinh.
- Giá thanh toán hợp đồng cũng chịu tác động bởi áp lực giao dịch tăng cao vào gần thời điểm đáo hạn.
3. Vì sao giá thường biến động trước ngày đáo hạn phái sinh?
Trước thời điểm đáo hạn, giá thường có xu hướng biến động mạnh bởi nhà đầu tư phải chốt vị thế (nếu không hợp đồng sẽ mất hiệu lực). Khối lượng giao dịch tăng khiến giá có xu hướng tăng hoặc giảm.
Ngoài ra, biến động giá còn xảy ra cả ở thị trường chứng khoán cơ sở. Vì lúc này nhiều nhà đầu tư lớn thường tham gia điều phối lại thị trường.
Theo quan sát của nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm thì từ năm 2017, mỗi phiên giao dịch ATC luôn xảy ra biến động tăng giảm bất ngờ. Theo đó, các mã giao dịch thường có xu hướng giảm so với phiên ATC trước.
4. Nhiệm vụ của nhà đầu tư khi đến hạn đáo hạn phái sinh
4.1. Rà soát, quản lý các thực thể
Giao dịch chứng khoán phái sinh luôn ẩn chứa rủi ro nhất định. Do vậy, để phòng ngừa thua lỗ, bạn phải đặc biệt chú ý đến việc rà soát, quản lý vị thế.
Sau đây là một vài nguyên tắc cơ bản, bạn cần thực hiện trong quá trình quản lý vị thế:
- Nên tiến hành chốt vị thế trước thời điểm đáo hạn để hạn chế rủi ro về mặt biến động giá.
- Mở vị thế mua hoặc vị thế bán theo chiến lược giao dịch và diễn biến thực tế của thị trường.
- Chú ý theo dõi tin tức, cập nhật xu hướng thị trường cơ sở và thị trường phái sinh kịp thời để đưa ra quyết định mua bán, chốt vị thế đúng đắn trước ngày đáo hạn phái sinh.
- Phải có chiến lược cắt lỗ, chốt lời hợp lý nhằm đảm bảo vị thế cũng như bảo toàn nguồn vốn, tối ưu mức lợi nhuận thu về.
- Nhà đầu tư nên đặt ra chiến lược giao dịch rõ ràng, tránh bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông dẫn đến quyết định sai lầm.
4.2. Lựa chọn hợp đồng
Công cụ tài chính phái sinh thực chất chính là các loại hình hợp đồng. Muốn giao dịch một cách hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại hình hợp đồng phù hợp.
Trong quá trình lựa chọn dùng phái sinh, bạn nên cân nhắc đến một vài yếu tố như:
- Mục tiêu giao dịch.
- Xu hướng thị trường.
- Khả năng thanh khoản.
- Quy định giao dịch đối với từng loại hình hợp đồng.
- Chi phí giao dịch áp dụng cho mỗi loại hợp đồng.
- Tỷ lệ đòn bẩy áp dụng theo từng thời điểm.
Để thu hồi vốn nhanh, bạn nên ưu tiên loại hình hợp đồng có tính thanh khoản cao, hỗ trợ giao dịch hiệu quả. Vì với loại hợp đồng thanh khoản thấp, bạn rất khó thoát vị thế nhanh, khó thu hồi vốn tức thì.
Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng phái sinh, bạn hãy kiểm tra giá chốt phiên của hợp đồng. Bởi đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức lợi nhuận hoặc thua lỗ. Ngoài ra, giá chốt phiên cũng là yếu tố phản ánh tình hình thị trường cơ sở.
Khi giao dịch với loại đồng quyền chọn, bạn cần phân tích giá trị nội tại cũng như giá trị theo thời gian thực. Thường thì khi sắp đến ngày đáo hạn, giá trị theo thời gian thực có xu hướng giảm. Lúc này nếu muốn tận dụng biến động trong ngắn hạn, bạn hãy ưu tiên lựa chọn loại hình hợp đồng sở hữu mức giá nội tại cao.
Trường hợp muốn tận dụng hợp đồng phái sinh như một phần của chiến lược quản lý rủi ro, bạn nên lưu ý đến giá trị tài sản cơ sở. Chẳng hạn khi cần phòng ngừa rủi ro cho danh mục cổ phiếu đầu tư, bạn có thể lựa chọn hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn.
5. Một vài lưu ý cần biết khi thực hiện đáo hạn phái sinh
Mỗi hợp đồng chứng khoán phái sinh luôn có thời điểm đáo hạn cụ thể. Khi đến thời hạn này, mọi giao dịch trong hợp đồng đều bị đóng lại. Nếu như giao dịch chứng khoán phái sinh tại thị trường Việt Nam, hợp đồng tương lai thường gắn liền với giá chốt phiên của chỉ số VN30. Mức lợi nhuận hay thua lỗ được tính theo mức chênh lệch của giá trị chỉ số VN30 và hợp đồng tương ứng.
Trường hợp chưa chốt vị thế, hệ thống sẽ tự động đóng vị thế khi phiên giao dịch đóng lại. Mức thua lỗ hay lợi nhuận cụ thể cũng là khoản chênh lệch giữa giá trị hợp đồng tương ứng và chỉ số VN30.
Còn nếu đã chốt vị thế trước thời điểm mở phiên giao dịch, nhà đầu tư có thể dựa vào mức chênh lệch của giá trị hợp đồng tương lai và giá trị chỉ số VN30 để đặt lệnh mua hoặc bán.
Nếu vẫn mở vị thế trong bối cảnh thị trường diễn biến khả quan, bạn có thể duy trì vị thế đến thời điểm phiên giao dịch ATC đóng lại. Trường hợp thị trường diễn biến không như mong đợi, bạn nên tìm cách đảo chiều vị thế.
Đáo hạn phái sinh đơn giản là ngày các hợp đồng phái sinh được chuyển thành tiền mặt, giao dịch trong tháng cũng bị chuyển sang tháng kế tiếp. Trước ngày đáo hạn, nhà đầu tư phải chốt vị thế kịp thời. ConnextFT mong rằng thông qua bài chia sẻ này, bạn đã hiểu rõ hơn tầm quan trọng của ngày đáo hạn phái sinh trong giao dịch chứng khoán.