=Đảo nợ có lẽ không còn xa lạ với phần lớn khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân thường xuyên vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, chắc hẳn không phải ai cũng biết chính xác từng hình thức, quy định về đảo nợ của Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên, ConnextFX sẽ giúp bạn cập nhật một vài quy định về đảo nợ. 

1. Đảo nợ là gì? 

Dựa theo Khoản 8 Điều 3 tại NĐ số 94/2018/NĐ-CP, đảo nợ được định nghĩa: “Đảo nợ đơn giản là hoạt động huy động khoản vay khác, nhằm chi trả một phần hay toàn bộ khoản nợ vay trước đó.”

Dao-no-la-gi

Như vậy, đảo nợ chính là quá trình chuyển đổi giữa khoản vay mới và khoản vay mới. Có nghĩa khi đến hạn chi trả khoản vay cũ, khách hàng sẽ dùng khoản vay mới để chi trả.  

2. Các hình thức cho vay đảo nợ

Hiện nay, vay đảo nợ tại các tổ chức tài chính thường được phân loại thành 3 nhóm chính. 

2.1. Đảo nợ trong cùng tổ chức tín dụng 

Với hình thức đảo nợ này, bạn cần ký tiếp một hợp đồng vay khác tại cùng tổ chức tài chính đã vay khoản nợ trước đó. Khoản vay mới khi đó được dùng để chi trả cho khoản vay cũ đến hạn thanh toán trong cùng một tổ chức tài chính. 

Dao-no-trong-cung-to-chuc-tin-dung

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, người vay lúc này không thể đứng tên khoản vay bằng chính danh nghĩa của mình. Thay vào đó, khoản vay mới phải được đứng tên bởi một cá nhân hay pháp nhân khác. Khi hồ sơ vay vốn vượt qua vòng xét duyệt, khoản vay mới mới bắt đầu được giải ngân để thanh toán cho khoản vay trước đó. 

Lãi suất áp dụng cho khoản vay mới có thể thay đổi theo từng thời điểm, chương trình ưu đãi mà phía tổ chức tài chính đưa ra. 

2.2. Đảo nợ tại tổ chức tín dụng khác 

Trong một số trường hợp, khách hàng thường lựa chọn đảo nợ tại một tổ chức tín dụng khác. Theo đó, người vay sẽ đăng ký một khoản vay ngắn hạn tại ngân hàng khác và sử dụng nó để thanh toán cho khoản vay cũ. 

Tuy vậy nếu vay tại những tổ chức tài chính không phải ngân hàng chính quy, lãi vay thường tương đối cao, thời hạn thanh toán ngắn. Nhìn chung, hình thức đảo nợ này tiềm ẩn rủi ro cao, chỉ phù hợp áp dụng trong tình huống khẩn cấp. 

2.3. Đảo nợ bằng một khoản vay khác

Trường hợp phía tổ chức tài chính khác tung ra gói vay có mức lãi suất ưu đãi hơn, khách hàng có thể đăng ký khoản vay mới để chi trả cho khoản vay trước đó. 

Với hình thức này, khoản vay khách hàng đã được chuyển từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác. Mặc dù thời hạn vay tương tự nhưng mức lãi suất lại ưu đãi hơn.  

3. Quy định về đảo nợ của ngân hàng nhà nước

Theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước (nội dung Khoản 2 Điều 1 TT số 06/2023/TT-NHNN), các mục đích sử dụng vốn vay không được chấp nhận khi đăng ký khoản vay vốn bao gồm: 

  • Đầu tư kinh doanh mặt hàng cấm, không nằm trong danh mục quản lý hợp pháp theo quy định pháp luật. 
  • Chi trả dịch vụ, sản phẩm, thực hiện giao dịch trái pháp luật. 
  • Mua và sử dụng những loại sản phẩm, dịch vụ thuộc ngành nghề bị cấm. 
  • Đầu tư vàng (cụ thể là vàng miếng). 
  • Trả nợ khoản vay tại các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ ở đây là người vay sử dụng tiền vay để chi trả lãi vay phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng (chi phí phát sinh và lãi vay không vượt quá tổng số tiền đầu tư xây dựng theo cấp phép của cơ quan thẩm quyền). 
  • Chi trả cho các khoản vay từ nước ngoài. Trường hợp ngoại trừ ở đây là sử dụng khoản vay để thanh toán đơn hàng trả chậm, khoản cấp tín dụng thực hiện tại những tổ chức tài chính hiến pháp. Nếu muốn vay để trả nợ nước ngoài, khoản vay cần đáp ứng những quy định dưới đây:
  • Thời hạn vay không lớn hơn thời hạn còn lại của khoản vay trước đó. 
  • Thuộc khoản vay chưa tiến hành tái cơ cấu thời gian chi trả. 

Quy-dinh-ve-dao-no-cua-ngan-hang-nha-nuoc

Như vậy, theo quy định hiện hành, phía Ngân hàng Nhà nước không cho phép khách hàng vay vốn để đảo nợ. Thế nhưng thực tế, các ngân hàng có thể cho khách hàng vay đảo nợ nếu 2 trường hợp đặc biệt dưới đây:

  • Trường hợp thứ nhất: Khách hàng vay tiền với mục đích thanh toán phần chi phí phát sinh trong quá trình tiến hành xây dựng. Trong đó, tiền lãi vay cũng phải được tính vào tổng số tiền đầu tư xây dựng dựa theo phê duyệt của cơ quan chức năng, tại tổ chức tài chính cho vay. 
  • Trường hợp thứ 2: Khách hàng sử dụng tiền vay để thanh toán các khoản vay tại nước ngoài theo khoản cấp tín dụng. Điều kiện bắt buộc ở đây là thời hạn khoản vay mới không lớn hơn thời khoản vay trước đó, đồng thời khoản vay chưa thuộc diện phải cơ cấu nợ. 

4. So sánh đảo nợ và đáo hạn ngân hàng

Hầu hết mọi người vẫn nhầm lẫn giữa đảo nợ và đáo hạn ngân hàng. Tuy nhiên nếu xét kỹ về mặt chất, 2 loại hình nghiệp vụ tài chính này không hoàn toàn giống nhau. 

So-sanh-dao-no-va-dao-han-ngan-hang

4.1. Điểm giống nhau

  • Đều nhằm mục đích gia hạn thời gian chi trả khoản nợ cũ bằng khoản vay khác. 
  • Khách hàng vay đảo nợ và đáo hạn đều phải thanh toán phí theo ngày. Mức phí thường là từ 0.3% đến 0.7%/ngày tính theo tổng giá trị khoản vay. 
  • Hoạt động vay đảo nợ và đáo hạn ngân hàng đều bị phía Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm thực hiện. 

4.2. Điểm khác nhau

Hình thức đảo nợ, khoản vay cũ đến hạn cần chi trả sẽ được chuyển đổi thành khoản khác. Mục đích chính của quá trình chuyển đổi là trì hoãn thời gian trả nợ. 

Trong khi đó với hình thức đáo hạn, khách hàng có thể vay thêm (tái vay vốn) để thanh toán cho khoản vay trước đó đã đến hạn nhưng chưa thanh toán xong. 

5. Ưu điểm và hạn chế của các hình thức đảo nợ ngân hàng

Trước khi quyết định vay đảo nợ, bạn cần lường trước cơ hội và rủi ro để có kế hoạch chuẩn bị ứng phó phù hợp. 

5.1. Ưu điểm

Sau đây là một số ưu điểm của hình thức đảo nợ ngân hàng:

  • Hạn chế cá nhân, tổ chức kinh doanh bị rơi vào nợ xấu: Với hình thức đảo nợ, khách hàng sẽ có thêm thời gian chi trả, chưa sớm bị xếp vào nhóm nợ xấu nếu vay thành không khoản nợ mới để bù đắp khoản nợ cũ. 
  • Giúp dòng tiền luân chuyển hiệu quả hơn: Khoản vay mới không bị xếp vào nhóm nợ xấu. Khi đó, khách hàng sẽ có thêm thời gian xoay vòng vốn, trì hoãn thời gian trả nợ. 
  • Giúp khách hàng tận dụng ưu đãi lãi suất: Khi ngân hàng tung ra gói vay mới ưu đãi, khách hàng có thể đăng ký vay mới để chi trả khoản vay cũ lãi suất cao. 

Uu-diem-cua-dao-no

5.2. Hạn chế

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, hình thức vay đảo nợ vẫn tiềm ẩn rủi ro, hạn chế nhất định. Cụ thể như: 

  • Có thể khiến khách hàng vướng phải nợ xấu: Tuy rằng giúp trì hoãn thời gian trả nợ nhưng không chi trả đúng hạn khoản nợ mới, khách hàng vẫn có nguy cơ rơi vào nợ xấu. 
  • Dễ vướng phải vi phạm: Khách hàng vay đảo nợ có nguy cơ bị vướng vào vi phạm pháp lý. Bởi theo quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước hầu như không cho phép cá nhân hay tổ chức vay đảo nợ. Khi tiến hành vay đảo nợ, phần lớn khách hàng và bên ngân hàng đều phải lách luật. 
  • Dễ khiến doanh nghiệp bị lệ thuộc vào vốn vay: Khi bị lệ thuộc vào vốn vay đảo nợ, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thường không được phản ánh chính xác. 

6. Cập nhật thủ tục đảo nợ ngân hàng 

Trong bộ hồ sơ thủ tục đăng ký vay đảo nợ, khách hàng cần chuẩn bị một vài giấy tờ cơ bản sau: 

  • Bản sao một số giấy tờ quan trọng như CCCD/CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận tình trạng độc thân hoặc đăng ký kết hôn. 
  • Bản sao các chứng từ liên quan đến khoản vay cũ. 
  • Bản sao giấy chứng nhận tài sản thế chấp như giấy chứng nhận sử dụng nhà / đất. 
  • Hợp đồng chứng nhận thế chấp tài sản. 
  • Hồ sơ vay tiền theo bản mẫu cung cấp bởi bên ngân hàng. 
  • Giấy tờ cập nhật khoản vay cũ. 

Cap-nhat-thu-tuc-dao-no-ngan-hang

Trường hợp là khách hàng doanh nghiệp, phía ngân hàng thường yêu cầu cung cấp giấy tờ bổ sung khác như:

  • Bản sao giấy chứng nhận kinh doanh kèm công chứng. 
  • Con dấu đại diện cho doanh nghiệp (sử dụng để đóng dấu vào biên bản hợp đồng cho vay). 

Khi chuẩn bị xong giấy tờ cần thiết, khách hàng cần nộp lại cho bên ngân hàng và chờ thẩm định. Vượt qua vòng thẩm định, người vay sẽ đến ngân hàng ký kết hợp đồng. 

Khách hàng có thể nhận một phần hoặc toàn bộ số tiền của khoản vay mới để cho khoản vay cũ, tùy quy định của mỗi tổ chức tài chính. 

Đảo nợ đơn giản là hình thức vay một khoản vay khác để thanh toán khoản vay cũ, nhằm đích kéo dài thời gian chi trả. ConnextFX hy vọng phần tổng hợp một vài thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các hình thức và quy định đảo nợ ngân hàng! 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *