Điểm Pivot được ứng dụng khá phổ biến trong phân tích xu hướng thị trường. Tuy nhiên có lẽ không nhiều trader hiểu rõ điểm Pivot là gì. Vậy nên trong phần tổng hợp sau đây, ConnextFX sẽ giúp bạn khái quát định nghĩa và cách thức giao dịch với Pivot.
1. Điểm Pivot là gì?
Pivot là tập hợp nhiều điểm giá đảo chiều, đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá bắt đầu thay đổi (từ tăng sang giảm hoặc ngược lại). Có nghĩa xu hướng tăng hoặc giảm chính thức đảo chiều khi điểm Pivot xuất hiện.
Về mặt bản chất, Pivot đại diện cho giá trị trung bình của những điểm giá quan trọng. Bao gồm điểm giá thấp nhất, giá cao nhất, giá chốt phiên của phiên giao dịch ngày hôm trước.
Trong phân tích giá, nhiều trader thường xác định vùng kháng cự và hỗ trợ thông qua điểm Pivot. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng Pivot để tìm kiếm điểm giá tiếp tục duy trì xu hướng cũ.
2. Phân tích cấu tạo điểm Pivot
Mỗi điểm Pivot trên biểu đồ giá thường bao gồm 3 bộ phận cơ bản. Cụ thể là:
- Đường trọng tâm PP: Đây là đường trọng tâm hay đường trục chính, đồng thời cũng giữ chức năng như điểm xoay.
- Tập hợp mức hỗ trợ: Các điểm xoay hỗ trợ S1, S2, S3 thường nằm ở vị trí phía dưới của đường trục chính PP.
- Tập hợp mức kháng cự: Các điểm xoay kháng cự R1, R2, R3 chủ yếu nằm ở vị trí phía trên của đường trục chính PP.
3. Ưu điểm và hạn chế khi giao dịch với điểm Pivot
Trước khi ứng dụng điểm Pivot vào phân tích giao dịch, bạn cần nắm rõ một vài ưu điểm và hạn chế của dạng chỉ báo này.
3.1. Ưu điểm
Pivot có thể xem như công cụ hữu ích cho phép trader phân tích giá thuận lợi thông qua những khía cạnh như:
- Giúp trader triển khai kế hoạch đặt lệnh hiệu quả: Trader có thể dựa vào Pivot để xác định thời điểm vào lệnh phù hợp. Theo đó, nếu như điểm Pivot nằm ở vị trí phía trên đường giá, trader nên kích hoạt lệnh bán, đóng lại lệnh mua. Còn nếu như điểm Pivot nằm phía dưới đường giá, trader nên cân nhắc đóng lệnh bán và vào lệnh mua.
- Tìm kiếm dấu hiệu đảo chiều: Thông qua điểm Pivot, bạn sẽ xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ. Nhờ vậy, việc tìm kiếm điểm giá đảo chiều cũng không còn quá khó khăn.
- Phù hợp với nhiều không thời gian: Pivot phù hợp sử dụng phân tích trên các khung thời gian khác nhau.
- Dễ dàng kết hợp với những chỉ báo khác: Trong quá trình phân, trader có thể kết hợp điểm Pivot cùng MACD, RSI cùng hàng loạt công cụ phân tích hữu ích khác để đại thiện độ chính xác.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh một số ưu điểm trên, điểm Pivot vẫn có những hạn chế nhất định. Cụ thể là:
- Đôi khi vẫn cung cấp tín hiệu giả: Khi mức giá cao nhất là thấp nhất tại khung thời gian trước đó nằm ở khoảng cách gần, điểm Pivot thường cung cấp tín hiệu không chính xác.
- Khó đưa ra dự báo chính xác ở khung thời gian sau: Nếu như điểm giá cao nhất và cao nhất trong khung thời gian trước nằm cách xa nhau, Pivot rất khó đưa ra tín hiệu chính xác ở những khung thời gian sau.
- Khó xác định điểm cắt lỗ: Trường hợp vùng kháng cự và hỗ trợ xuất hiện biến động lớn, bạn thường không dễ để xác định điểm cắt lỗ. Khi đó, bạn cần kết hợp thêm công cụ phân tích để giảm bớt rủi ro.
4. Công thức tính điểm Pivot
Pivot cấu thành từ 3 thành phần cơ bản. Như vậy trong quá trình tính toán bạn cần sử dụng đến 3 công thức ứng với 3 thành phần này. Dưới đây là các công thức bạn có thể tham khảo:
Trong 3 công thức trên, bạn cần lưu ý:
- PHigh: Là mức giá cao nhất tại khung thời gian trước.
- PLow: Là mức giá thấp nhất tại khung thời gian trước.
- PClose: Chính là mức giá đóng cửa trong phiên giao dịch trước.
- PP: Được tính là điểm xoay Pivot.
5. Hướng dẫn giao dịch thông qua điểm Pivot
Sau đây, ConnextFX sẽ hướng dẫn khái quát cách giao dịch với điểm Pivot trong thị trường đảo chiều, thị trường đi ngang và thị trường xuất hiện điểm bứt phá.
5.1. Giao dịch trong thị trường đảo chiều
Nếu giao dịch trong thị trường đảo chiều, trader có thể kết hợp Pivot để tìm kiếm điểm vào lệnh phù hợp. Chẳng hạn như với ví dụ sau, giá đã tăng, đồng thời dịch chuyển lên vị trí đường PP. Tại khu vực R3, giá bắt đầu đảo chiều rõ nét (tín hiệu của xu hướng giảm).
Khi đó, bạn nên thiết lập lệnh giới hạn bán tại chính đường R3. Mặt khác, lệnh dừng lỗ nên đặt trên vị trí cây nến cao nhất, còn lệnh chốt lời nên đặt tại vùng hỗ trợ gần với đường S1.
5.2. Giao dịch trong thị trường xuất hiện điểm phá vỡ
Khi thị trường bắt đầu xuất hiện điểm phá vỡ break out, bạn có thể tham khảo 2 cách thức giao dịch sau:
- Cách 1: Đặt lệnh dừng mua hoặc dừng bán cách vùng kháng cự hoặc hỗ trợ một khoảng. Đồng thời, định chốt lời nên đặt tại vị trí hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất.
- Cách 2: Đợi đến khi giá phục hồi sau khi đã phá vỡ để vào lệnh. Lệnh chốt lời vẫn nên đặt tại vùng kháng cự hoặc hỗ trợ gần nhất.
5.3. Giao dịch trong thị trường đi ngang
Trường hợp thị trường chưa xuất hiện xu hướng rõ nét, giá thường nằm giữa vùng kháng cự và hỗ trợ. Khi đó, bạn nên vào lệnh mua tại vùng hỗ trợ và lệnh bán tại vùng kháng cự. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đặt lệnh cắt lỗ dưới vùng hỗ trợ, trên cùng vùng kháng cự.
6. Kinh nghiệm khi giao dịch với điểm Pivot
Khi giao dịch với điểm Pivot, bạn không nên dựa hoàn toàn vào chỉ báo này. Thay vào đó, bạn hãy kết hợp cùng một vài công cụ hỗ trợ khác như MACD, RSI.
Nếu đã xác định chính xác xu hướng chính, bạn có thể vào lệnh nhưng không được quên được cắt lỗ để phòng tránh rủi ro.
Pivot thực chất là các tập hợp điểm đảo chiều, đại diện cho giá trị trung bình của nhiều điểm giá quan trọng, cho phép trader dự đoán khá chính xác xu hướng. Công cụ này rất hữu ích cho trader trong quá trình giao dịch tại thị trường có xu hướng rõ ràng, thị trường đi ngang hoặc thị trường xuất hiện điểm phá vỡ. Rất hy vọng từ cần chia sẻ chi tiết của ConnextFX, bạn đã hiểu chính xác về khái niệm điểm Pivot là gì!