ERS là tiêu chuẩn rất phổ biến trên thị trường tiền điện tử, với số lượng cực kỳ đa dạng, được nhiều nhà sáng lập token sử dụng. Vậy ERC là gì hay ERC20 là gì? Hãy cùng ConnextFX tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của tiêu chuẩn này trên thị trường tiền điện tử qua bài viết dưới đây nhé. 

erc-20-la-gi

1. Tìm hiểu khái quát ERC là gì? 

ERC 20 là một tiêu chuẩn của thị trường tiền điện tử. ERC 20 là một dạng của tiêu chuẩn ERC. Vậy ERC là gì và ERC 20 là gì? 

1.1. ERC 20 là gì?

ERC là viết tắt của từ Ethereum Request for Comments. Do vậy, ERC 20 hay còn được biết đến với tên đầy đủ là Ethereum Request for Comments 20. Đây là tiêu chuẩn được các nhà sáng lập phát triển để giúp triển khai các token mới trên Ethereum, các token này có thể tương tác với các hợp đồng thông minh.

Thông qua ERC 20, các nhà phát triển có thể tạo ra một bộ quy tắc đối với mạng lưới Ethereum. Qua đó giúp các nhà quản lý có thể triển khai các tính năng trong token như tương tác với dApp hay tính năng giao dịch… 

cac-erc-pho-bien

1.2. Một số loại ERC khác 

Các tiêu chuẩn ERC gồm nhiều loại, với nhiều đặc điểm khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu ERC là gì, chắc chắn không thể bỏ qua các loại ERC phổ biến, thường gặp dưới đây:

  • ERC 721: Đây là một tiêu chuẩn token của NFT hay còn gọi là Non-Fungible Token. ERC 721 có tính chất, cấu trúc phức tạp hơn ERC20, với nhiều tính năng mở rộng hơn. Loại tiêu chuẩn này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2018, được nghiên cứu và phát triển bởi 04 nhà sáng lập là là William Entriken, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs.
  • ERC 1155: Đây là một tiêu chuẩn gốc, từ ERC 1155, bạn có thể tạo ra các token tuân thủ tiêu chuẩn ERC 20 và ERC 721 trong các smart contract. ERC 1155 cũng là một tiêu chuẩn của Ethereum, được ra mắt vào năm 2018. Nhờ ưu điểm vượt trội trong việc tiết kiệm chi phí, đa dạng, ERC 1155 đang được đánh giá rất cao, giúp mở ra cơ hội phát triển các trò chơi trên blockchain và các dự án DeFi. 

erc-20

2. Các thành phần cơ bản trong cấu trúc tiêu chuẩn của ERC 20

ERC 20 là một tiêu chuẩn gồm có 09 thành tố cơ bản: 

  • Name: mỗi token phải có một tên riêng, không được trùng tên với các token khác đã có sẵn.
  • Ticker hay Symbol: Đây là ký hiệu của token, tuy nhiên, khác với name, symbol của những token khác nhau có thể giống nhau. 
  • Decimals: đây là số thập phân nhỏ nhất có thể giao dịch của token. 
  • TotalSupply: cho thấy tổng số token có trên thị trường. 
  • Balance Of: thể hiện số dư của ví. 
  • Transfer: cho phép chuyển token đến một địa chỉ ví được chỉ định sẵn. 
  • TransferFrom: Ngược lại với Transfer, đây là hàm cho phép chuyển token từ một địa chỉ ví được chỉ định sẵn.
  • Approve: cho phép người khác có thể sử dụng token của người sở hữu theo một con số cố định. 
  • Allowance: Được dùng để thay đổi hàm Approve, cụ thể là thay đổi số lượng token mà người khác có thể sử dụng. 

Các hàm được kể phía trên sẽ tạo thành một ERC 20. Người dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn này để cấp quyền cho các dApp trong quá trình tham gia vào thị trường tiền điện tử, kiểm tra các giao dịch hay kiểm tra số dư trong ví… 

erc-20-trong-he-sinh-thai-ethereum

3. Tầm quan trọng của ERC 20 trong hệ sinh thái Ethereum

Sau khi đã tìm hiểu ERC 20 token là gì, chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa của tiêu chuẩn này. Vậy cụ thể, tầm quan trọng của ERC là gì? 

Trong mạng Ethereum, ERC 20 được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay. Có tới vài chục ngàn token sử dụng ERC 20, đây đều là các token được lưu thông rộng rãi trên thị trường. Vì thế, có thể phần nào thấy được tầm ảnh hưởng của loại tiêu chuẩn này.

Token ERC 20 được thiết lập thông qua hợp đồng thông minh, do đó, chỉ khi các điều khoản của hợp đồng được thỏa mãn, token mới có thể giao dịch. Điều này giúp đảm bảo an toàn, bảo vệ người dùng trong quá trình bên còn lại có ý định lừa đảo. 

uu-diem-cua-erc-20

4. Ưu điểm và hạn chế của ERC 20

ERC 20 có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế. Do đó, các nhà đầu tư cần hiểu rõ cả ưu điểm và hạn chế của tiêu chuẩn này để có chiến lược phù hợp nhất. Vậy ưu điểm và hạn chế của ERC là gì? 

4.1. Ưu điểm

  • Linh hoạt thay thế lẫn nhau: điều này giúp ERC 20 có thể tạo sự tiện lợi cho người sử dụng. Với cùng một số tiền đang nắm giữ, bạn có thể dễ dàng trao đổi, giao dịch giữa các loại token, không lo bị giới hạn. Điều này giúp các token trở nên phổ biến hơn, nổi bật hơn và có tính thanh khoản cao hơn. 
  • Dễ dàng tương tác với hợp đồng thông minh smart contract: ứng dụng và khả năng tương tác của smart contract rất đa dạng, bạn có thể điều chỉnh tùy vào nhu cầu. Chẳng hạn như bạn giao dịch crypto trên AMM, bạn có thể tham gia vào việc xác định giá, thực hiện giao dịch hoàn toàn tự động. 
  • Độ phổ biến cao: ERC 20 đang ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng tại nhiều sàn giao dịch, với các hợp đồng thông minh. Nhờ vậy, người dùng có thể giao dịch một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian và tăng khả năng lưu trữ, tích hợp vào các ứng dụng có sẵn. 

4.2. Hạn chế 

Bên cạnh những ưu điểm, hạn chế của mạng ERC 20 là gì? 

  • Rủi ro scam: hiện nay việc tạo token trên ERC 20 không quá khó. Vì thế, ai cũng có thể tạo token, với bất cứ mục đích nào. Điều này khiến người dùng phải đối mặt với nguy cơ bị lừa đảo. Các nhà đầu tư trước khi giao dịch cần lưu ý tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng. 
  • Khả năng mở rộng còn giới hạn: tương tự như nhiều blockchain hiện nay, khả năng mở rộng của Ethereum còn khá hạn chế. Điều này khiến việc thực hiện giao dịch và giai đoạn cao điểm gặp khó khăn. 

cach-tao-erc-20-tren-metamask

5. Cách tạo ví ERC 20 trên Metamask

Cách tạo ví ERC 20 trên Metamask là điều được nhà đầu tư quan tâm. Đây được đánh giá là cách tạo ERC 20 đơn giản và cơ bản nhất. 

Để sử dụng ERC 20 trên Metamask, bạn cần có tài khoản ví điện tử tại đây bằng cách truy cập website Metamask và chọn mục Get Chrome Extension. Sau đó thêm ví vào trình duyệt Chrome bằng cách chọn Add to Chrome > Add Extension. 

Sau khi đã tạo ví Metamask, bạn có thể tạo ERC 20 như sau: 

  • Bước 1: mở trình duyệt Metamask, chọn get started, sau đó chọn Create a wallet. 
  • Bước 2: Chọn I Agree rồi tiến hành cài đặt theo hướng dẫn. 
  • Bước 3: Mở giao diện ví, chọn Add Token, sau đó gõ tên hoặc mã của token vào ô tìm kiếm, chọn add token. Trường hợp không tìm thấy token, bạn có thể chọn Add Token, sau đó chọn tiếp Custom Token rồi nhập địa chỉ token vào ô Token Contract Address. 

Vậy là bạn đã thêm thành công ERC 20 vào Metamask. Hãy lưu ý, bạn có thể gửi hoặc nhận token từ ví Metamask. Tuy nhiên, trong quá trình giao dịch, hãy lưu ý phí gas để tránh việc lãng phí không cần thiết. Bạn có thể kiểm tra phí gas trên ETH Gas Station và tránh cũng khung giờ cao điểm, vì đây thường là thời điểm phí gas tăng rất cao. 

6. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây của ConnextFX đã giúp bạn đã trả lời được những câu hỏi ERC 721 là gì, ERC 1155 là gì và ERC là gì. Các tiêu chuẩn ERC là một phần quan trọng trong hệ sinh thái Ethereum, trong đó nổi bật nhất là ERC 20. Vì thế, bạn cần lưu ý ưu điểm, hạn chế và cách sử dụng ERC này để nâng cao hiệu quả giao dịch. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *