EVM chính là yếu tố cốt lõi của mạng lưới Ethereum. Hiện nay, các chuỗi khối blockchain đều hướng tới việc tương thích với EVM. Vậy EVM là gì? Vì sao nó lại thu hút các nhà đầu tư và ứng dụng phi tập trung? Theo dõi ngay bài viết sau để cùng ConnextFX tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, cơ chế hoạt động và cách thêm vào ví MetaMask nhé!
1. EVM là gì?
EVM được ví như trái tim của mạng lưới Ethereum và vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm này. Nội dung sau, chúng tôi sẽ cho bạn biết ý nghĩa thực sự của máy ảo Ethereum cung như EVM blockchain, mời bạn theo dõi.
1.1. Ethereum Virtual Machine (EVM)
EVM (Ethereum Virtual Machine) hay máy ảo Ethereum được biết đến như một phần mềm được tạo ra với nhiệm vụ thực thi và xác định những hợp đồng thông minh (hay smart contract). Từ đó, nó giúp cho các node bên trong Ethereum đồng nhất về dữ liệu và duy trì được sự phi tập trung của mạng lưới.
Mạng lưới Ethereum yêu cầu các node xác thực bằng hợp đồng thông minh. Việc làm này vô cùng quan trọng, bởi vì hầu hết các hoạt động trên Ethereum, chẳng hạn như: gửi/nhận token, lending/borrowing,… đều phụ thuộc vào smart contract. Để tham gia được vào quá trình này và nhận thưởng ETH, tất cả các node trên Ethereum đều cần chạy máy ảo Ethereum.
Đối với mạng lưới Ethereum, EVM như một không gian hoàn toàn độc lập, thực hiện tất cả các thao tác và tính toán nhưng không làm ảnh hưởng đến mạng lưới bên ngoài. Bên cạnh đó, các mạng lưới tương thích với EVM cũng triển khai smart contract bằng ngôn ngữ Solidity, có phần tương tự như Ethereum. Để làm được điều này, chúng ta cần máy ảo để xác thực Solidity.
1.2. EVM Blockchain
EVM blockchain thực tế chính là các mạng lưới sử dụng EVM và hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ Solidity, tương tự như Ethereum. Điều này giúp các nhà phát triển và không cần tốn quá nhiều thời gian để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) và kết nối đa chuỗi hiệu quả với những blockchain khác.
2. Đặc điểm của máy ảo EVM
Bên cạnh khái niệm, đặc điểm cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm hàng đầu. Vậy EVM bao gồm những đặc điểm ấn tượng nào, hãy theo dõi ở nội dung dưới đây nhé!
Theo đó, EVM được tạo nên bởi những tính năng cốt lõi sau:
- Phi tập trung: Máy ảo hoạt động trên mạng lưới phân tán, đảm bảo tính phi tập trung và không có bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào được kiểm soát.
- Thực thi smart contract: Máy ảo Ethereum đặc biệt thiết kế để thực hiện các hợp đồng thông minh bằng ngôn ngữ bytecode.
- Hệ thống OpCode: Đây là lệnh dùng để đọc và thực hiện từng lệnh.
- Turing-complete: Hỗ trợ tính toán, cho phép thực hiện mọi thuật toán và chuỗi hành động.
- Gas: Hệ thống gas được dùng để quản lý và đảm bảo phân bổ tài nguyên công bằng cho các hoạt động.
- Phân lập và bảo mật: Máy ảo thực hiện mã hóa trong môi trường an toàn và hoàn toàn cô lập. Mỗi smart contract đều được chạy trong một không gian riêng. Ngoài ra, zkEVM cũng giúp tăng tính bảo mật và hiệu suất của các dApp trên blockchain Ethereum.
- Thực thi xác định: Vì dữ liệu đầu vào giống nhau, dẫn đến việc cho ra kết quả tương tự ở mọi máy ảo Ethereum khi thực hiện giao dịch hoặc smart contract.
- Mã bất biến: Sau khi triển khai và hợp nhất trên blockchain Ethereum, smart contract sẽ bất biến.
3. Chế hoạt động của máy ảo EVM
Trong mạng lưới Ethereum, smart contract tồn tại như một chức năng, giúp hệ sinh thái evm phát triển. Từ đó mà hình thành nên một thuật ngữ có phần phức tạp – distributed state machine. Trong đó, trạng thái (hay state) được xem là tập hợp các dữ liệu hiện có trong mạng lưới Ethereum và được làm mới nhanh chóng mỗi khi có một số khối blockchain khác được thêm vào.
Ethereum hoàn toàn có thể thay đổi state từ block này cho block khác, chỉ cần phù hợp với quy tắc cụ thể này được tạo ra bởi những EVM. Bên cạnh đó, smart contract được viết bằng ngôn ngữ Solidity và EVM có nhiệm vụ chuyển mã nguồn từ Solidity sang bytecode. Đây là mã máy tính chứa các lệnh (opcode) mà Ethereum có thể thực hiện.
4. Vì sao EVM blockchain lại thu hút người dùng và các nhà phát triển?
Một số nguyên nhân làm cho EVM blockchain trở nên ấn tượng là:
4.1. Giao diện thân thiện
Hầu hết các mạng lưới tương thích với Ethereum Virtual Machine thường đem đến những trải nghiệm và giao diện giống nhau. Bao gồm các hoạt động như: tạo ví EVM, tương tác dApp, phê duyệt token,…
4.2. Hỗ trợ nhiều tiện ích, sản phẩm mới
Với sự quen thuộc của người dùng đối với giao diện của mạng lưới, sự việc có nhiều blockchain được tạo ra sẽ mang lại nhiều sản phẩm cũng như lợi ích mới. Điều này giúp cho khách hàng có đa dạng sự lựa chọn cho các hoạt động tài chính trên nhiều mạng lưới khác nhau.
4.3. Giúp nhà phát triển tăng cường nhận diện thương hiệu
Đối với những ứng dụng phi tập trung nổi bật trên hệ sinh thái sẽ có khả năng mở rộng sang những blockchain tương thích với máy ảo Ethereum, thay vì Non-EVM. Việc làm này sẽ giúp các dApp tăng cường độ nhận diện thương hiệu.
4.4. Chi phí và tốc độ tối ưu
Thông thường, người dùng phải trả phí gas cho mỗi lần giao dịch trên mạng lưới Ethereum và đôi khi mức phí sẽ tăng đột biến do tình trạng quá tải. Điều này sẽ khiến người dùng không hài lòng bởi các giao dịch tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc áp dụng những blockchain EVM khác ngoài Ethereum sẽ giúp giải quyết phần nào vấn đề về tốc độ cũng như chi phí cho người dùng.
5. Cách thêm EVM vào ví MetaMask
Đầu tiên, bạn cần hiểu Ví EVM là gì? Thực tế, EVM Wallet MateMask giúp người dùng lưu trữ và quản lý các loại token và tiền điện tử trên blockchain. Để có thể thêm máy ảo Ethereum vào MetaMask, bạn cần làm theo quy trình sau:
- Bước 1: Nhấn vào đúng biểu tượng MetaMask. Nếu vẫn chưa cài phần mềm này, bạn hãy vào Chrome Web Store hoặc App Store để tìm kiếm MetaMask và cài đặt.
- Bước 2: Chọn biểu tượng hồ sơ và tìm “Cài đặt” sau khi ví MetaMask đã mở.
- Bước 3: Chọn tùy chọn “Mạng” trong phần “Cài đặt”, để tìm đến nơi có thể xem các mạng hiện có hoặc mới.
- Bước 4: Click vào nút “Thêm mạng” để thêm mạng EVM mới.
- Bước 5: Nhập thông tin chi tiết về mạng.
- Bước 6: Để hoàn tất thêm mạng vào MetaMask thì nhấn nút “Lưu”.
Tại bước 5 trong EVM address MetaMask, những thông tin cần điền là :
- Tên mang: tên mà bạn đang thêm.
- URL RPC: Đây là cách MetaMask dùng để giao tiếp với các blockchain.
- Chain ID: Mã định danh giúp đảm bảo giao dịch được ký và tìm đúng mạng.
- Biểu tượng tiền tệ: Biểu tượng chuẩn dành riêng cho tiền tệ gốc.
- URL của trình khám phá khối: Điều này cho phép người dùng xem lại tài khoản và giao dịch.
Bằng cách làm theo các bước trên, bạn có thể thêm bất kỳ mạng nào tương thích với EVM Wallet của mình, mở rộng khả năng tương tác với nhiều dự án blockchain và dApps khác nhau.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu EVM là gì đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ. ConnextFX mong rằng sau khi theo dõi xong bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ hơn đặc điểm, cơ chế hoạt động và cách thêm EVM vào ví MetaMask nhé!