Từ lâu, nhiều trader đã biết sử dụng Fibonacci để xác định điểm vào lệnh. Đặc biệt là trong giao dịch tài chính, dãy số này lại càng giữ vai trò quan trọng, hỗ trợ trader chốt lời hoặc cắt lỗ kịp thời. Trong phần chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, ConnextFX sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách sử dụng Fibonacci trong phân tích giá, thiết lập chiến lược giao dịch.
1. Fibonacci là gì?
1.1.Khái niệm
Fibonacci được xây dựng như một dãy số tương đối đặc biệt. Trong đó, mỗi chữ số liền sau đều là tổng của của hai số liền trước. Dãy số này được bắt đầu bằng chữ số 0 và số 1. Cụ thể, các chữ số mở đầu dãy Fibonacci là 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8,…
Bên cạnh ứng dụng trong toán học, người ta còn sử dụng dãy Fibonacci trong nhiều lĩnh vực khác. Dãy số này có tỉ lệ của chữ số liên tiếp tiệm cận với khoảng giá trị 1.619.
Trong giao dịch tài chính như chứng khoán, tiền số, dãy Fibonacci hỗ trợ trader khá đắc lực. Theo đó, công cụ Fibonacci Retracement trên các nền tảng giao dịch cho phép dự đoán khá chính xác xu hướng thông qua từng mức phân lập đặc biệt trong chuỗi (23.6%, 38.2%, 50%,…).
Nếu muốn nắm rõ phương pháp vẽ một số dạng Fibonacci cơ bản, bạn có tham khảo bài tổng hợp cách vẽ Fibonacci. Trong bài viết này, ConnextFX đã hướng dẫn khá chi tiết cách vẽ Fibonacci mở rộng và thoái lui trên nền tảng Tradingview.
1.2. Cách sử dụng Fibonacci
Fibonacci thường nằm giữa các điểm giá quan trọng (giá thấp nhất và giá cao nhất). Vậy nên khi sử dụng công cụ Fibonacci để tính toán, bạn cần chú ý quan sát vùng giá cơ sở này. Trader có thể dùng tỷ lệ Fibonacci khi cần lập biểu đồ, xác định các điểm giá quan trọng nằm trong hoặc ngoài vùng giá.
Ở xu hướng tăng giá, giá thấp nhất tương ứng 1 hay 100%. Còn mức giá cao nhất là 0 hoặc 0%. Thông qua việc vẽ Fibonacci trong xu hướng tăng, bạn sẽ dễ dàng xác định mức hỗ trợ tiềm năng.
Trong khi đó, ở một xu hướng giảm giá, giá thấp nhất được quy ước là 0 hay 0%. Mức giá cao nhất tương ứng 1 hoặc 100%. Dựa vào công cụ Fibonacci, trader sẽ xác định được mức kháng cự tiềm năng (trường hợp thị trường có dấu hiệu đi lên).
2. Ứng dụng của dãy số Fibonacci trong giao dịch
2.1. Tìm vùng kháng cự và hỗ trợ
Thực tế, các chữ số trong dãy Fibonacci và mức tỷ có thể hỗ trợ trader xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ.
Qua đó, bạn sẽ dự đoán chính xác hơn xu hướng giá, thiết lập chiến lược đặt lệnh mua bán hợp lý.
2.2. Dự đoán giá
Dãy Fibonacci cùng một số mức tỷ lệ đặc biệt thường được trader sử dụng trong phân tích, dự đoán giá. Đặc biệt là mức giá tiềm ẩn, có khả năng điều chỉnh.
2.3. Xác định thời điểm mua bán
Ứng dụng phổ biến nhất của dãy số Fibonacci trong phân tích giá chính là xác định thời điểm mua bán. Cụ thể thông qua mức kháng cự và hỗ trợ, bạn có thể đưa ra chiến lược đặt lệnh theo sát tình hình, hạn chế phần nào thua lỗ, cải thiện lợi nhuận thu về.
2.4. Dự đoán chu kỳ diễn biến
Những mức tỷ lệ đặc biệt trong dãy số Fibonacci hay được các trader ứng dụng trong phân tích, dự đoán chu kỳ diễn biến giá. Khi xác đã định xu hướng chung hoặc dấu hiệu đảo chiều, trader sẽ dễ dàng chủ động đặt lệnh hơn.
3. Các dạng Fibonacci thường gặp trong giao dịch tài chính
3.1. Fibonacci Arc
Trong phân tích kỹ thuật, Fibonacci Arc được biết đến như công cụ hỗ trợ phân tích dựa theo mức phân lập xuất hiện trong dãy tỷ lệ Fibonacci. Cụ thể, công cụ này cho phép đo lường mức độ điều chỉnh, dự đoán diễn biến giá tiềm ẩn.
Trong quá trình ứng dụng dạng Fibonacci này, bạn có thể quan sát thấy 3 đường cong trên biểu đồ giá. Những đường cong này xuất phát từ vùng đỉnh hoặc vùng đáy của xu hướng giá. Điểm hỗ trợ và kháng cự tiềm ẩn cũng được cho là bắt đầu hình thành tại đây.
Hệ thống đường cong được phác thảo tương ứng theo từng mức phân lập trong dãy Fibonacci. Phổ biến nhất là mức 38.2%, mức 50% và mức 61.8%.
3.2. Fibonacci Retracement
Đây là dạng Fibonacci thoái lui, hỗ trợ quá trình đo lường sự điều chỉnh của xu hướng giá. Công cụ phân tích này cũng được xây dựng dựa theo một số mức phân lập đặc biệt trong chuỗi Fibonacci. Bao gồm mức 23.6%, mức 38.2%, mức 50%, mức 61.8% và mức 100%.
Khi giá trị của tài sản giao dịch tăng lên hoặc giảm xuống một cách bất thường, người ta sẽ sử dụng Fibonacci thoái lui để kiểm tra mức độ biến động. Ngoài ra, công cụ này cũng hỗ trợ trader tìm kiếm vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm ẩn tại một xu hướng giá.
Fibonacci thoái lui cung cấp tương đối chính xác mức giá mà trader có thể mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng một cách đơn lẻ Fibonacci thoái lui mà cần kết hợp thêm những chỉ báo kỹ thuật khác.
3.3. Fibonacci Fans
Trong giao dịch chứng khoán, trader có kinh nghiệm rất hay sử dụng Fibonacci Fans. Cơ chế hoạt động của công cụ này là dựa vào một số mức phân lập đặc biệt xuất hiện trong chuỗi Fibonacci. Từ đó, trader có thể tìm kiếm mức giá tiềm năng có khả năng xuất hiện trong biểu đồ giá.
Thực tế, Fibonacci Fans giúp trader đo đường xu hướng, dự đoán xu hướng tiềm năng tương đối hiệu quả. Thế nhưng nếu muốn thu được kết quả chính xác, trader cần tìm đúng đỉnh và đáy xu hướng giá chủ đạo. Bởi đây là 2 căn cứ quan trọng cho phép xác định đường chuyển động song song cùng các mức phân lập trong chuỗi Fibonacci.
4. Một vài hạn chế khi ứng dụng Fibonacci trong giao dịch
4.1. Dễ khiến trader chủ quan
Ứng dụng dãy số Fibonacci trong phân tích giá cả, xu hướng giao dịch một loại hình tài sản nào đó, trader thường hay chủ quan khi chỉ dựa vào tỷ lệ đặc biệt trong dãy số. Đây là nguyên nhân sẽ dẫn đến quyết định đặt lệnh sai lầm.
4.2. Vùng hỗ trợ và kháng cự không phải lúc nào cũng cố định
Fibonacci hỗ trợ khá tốt trader trong việc xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của thị trường, vùng hỗ trợ và kháng cự không phải lúc nào cũng cố định mà luôn biến đổi.
Chính vì vậy, trader không nên chủ quan chỉ dựa vào Fibonacci mà phải kiểm chứng thêm thông qua những công cụ hỗ trợ phân tích khác.
4.3. Khó dự đoán chính xác diễn biến giá trong tương lai
Fibonacci có thể phản ánh phần nào xu hướng giá trước khi chúng xuất hiện. Thế nhưng, diễn biến giá thực tế không phải lúc nào cũng đúng với phản ánh của chuỗi Fibonacci.
Nhìn chung, nếu chỉ dựa vào Fibonacci, bạn rất khó dự đoán chính xác diễn biến giá trong tương lai.
4.4. Trader dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông
Không ít trader thường có xu hướng sử dụng Fibonacci theo hướng đơn lẻ. Chính thói quen ứng dụng này vô tình khiến trader dễ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông, dẫn đến kết quả phân tích không còn chính xác.
4.5. Đòn bẩy gây nhiễu thông tin
Nếu chỉ dựa vào Fibonacci, không sử dụng thêm bất kỳ công cụ phân tích nào khác, bạn có thể gặp phải tình trạng nhiễu thông tin. Điều này vô tình khiến quyết định đặt lệnh không khách quan.
5. Nguyên tắc khi ứng dụng Fibonacci
5.1. Kết hợp thêm công cụ phân tích
Theo kinh nghiệm của trader chuyên nghiệp, Fibonacci nên kết hợp cùng một chỉ báo phân tích khác.
Chẳng hạn như đường Trendlines, Averages, Momentum,… Như vậy, kết quả phân tích sẽ đảm bảo tính chuẩn xác và khách quan hơn.
5.2. Xem xét tính linh hoạt
Trong quá trình phân tích giá, bạn cần xem xét tỉ lệ Fibonacci theo tình hình thực tế của xu hướng chính chi phối thị trường. Sự linh hoạt của dãy số Fibonacci vẫn có thể hỗ trợ phần nào hoạt động phân tích.
Bởi mặc dù một số mức Fibonacci không thực sự chuẩn xác 100% nhưng chúng vẫn cung cấp cho trader thông tin cần thiết để dự đoán giá, xác định điểm mua bán.
5.3. Có chiến lược quản lý rủi ro cụ thể
Khi giao dịch bất kỳ loại hình tài sản hay tham gia thị trường nào, bạn đều phải đề ra chiến lược quản lý rủi ro cụ thể.
Trong quá trình sử dụng Fibonacci, bạn cần thiết lập chiến lược quản lý rủi ro, phân bố nguồn vốn một cách hợp lý, đặt cắt lỗ để giảm bớt phần nào thua lỗ khi thị trường diễn biến không như dự đoán.
6. Tổng kết
Dãy số Fibonacci ứng dụng trong phân tích giá, dự đoán xu hướng, cho phép trader tìm kiếm dễ dàng vùng kháng cự và hỗ trợ hơn. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định đặt lệnh hợp lý. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của ConnextFX, bạn đã hiểu hơn về nguyên tắc ứng dụng Fibonacci!