Trong lĩnh vực đầu từ chứng khoán sẽ bao gồm nhiều loại lệnh giao dịch khác nhau. Từng loại giao dịch sẽ ứng với các lệnh riêng biệt, chính vì thế mà các nhà đầu tư cần phải nắm bắt thật rõ các ưu và nhược điểm của những lệnh này để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch. Trong bài viết hôm nay, ConnextFX sẽ giới thiệu cho các đọc giả thế nào là lệnh LO nhé!
1. Lệnh LO là gì?
Khi tiến hành thực hiện bất kể các giao dịch nào ở trên sàn chứng khoán, các anh em trader cần phải tùy chọn một trong những loại lệnh chứng khoán khác nhau. Trong đó bao gồm lệnh LO, vậy lệnh LO chứng khoán là gì?
1.1. Định nghĩa
Lệnh LO – viết tắt của Limit Order hay còn có tên gọi thuần Việt là lệnh giới hạn. Hiểu đơn giản, đây là lệnh mua hay bán chứng khoán ở một mức giá cố định hoặc tốt hơn. Đây là một lệnh chứng khoán phổ biến, thường được các trader sử dụng khi giao dịch. Lệnh sẽ được sử dụng xuyên suốt thời gian của phiên (chỉ tính giao dịch trước 14h45 hay 15h00 tùy vào sàn)
Lệnh Limit Order có hiệu lực ngay lập tức khi trader nhập vào hệ thống và sẽ hết lệnh khi hết ngày giao dịch hoặc bị bỏ lệnh. Bên cạnh đó, trong các trường hợp trader đặt lệnh trước phiên giao dịch hay giờ nghỉ trưa. Lúc này, lệnh sẽ trong trạng thái “Chờ gửi” và sẽ chỉ có hiệu lực khi mở phiên giao dịch.
1.2. Ví dụ
Giả sử phiên giao dịch đang trong khung giờ từ 9h00 đến 9h15 với giá công bố của cổ phiếu A ở sàn HOSE là:
- Giá sàn: 7.900 VNĐ
- Giá tham chiếu: 9.200 VNĐ
- Giá trần: 10.500 VNĐ
Trong đó sàn hiện đang có những lệnh mua&bán như sau:
- Lệnh mua ATO: 1.000 cổ phiếu
- Lệnh bán MB: 2.000 cổ phiếu
- Lệnh mua MB: 1.000 cổ phiếu
- Lệnh mua LO: 1.000 cổ phiếu – 9.300 VNĐ
Lúc này, thứ tự khớp lệnh sẽ là:
- Khi mua 1.000 cổ phiếu bằng lệnh ATO, trader chấp nhận mua hoặc bán với bất kỳ giá nào vì giá giao dịch chính xác chỉ được xác định sau khi kết thúc phiên ATO (9h00-9h15).
- Khi đặt lệnh LO với giá 9.300đ cho 1.000 cổ phiếu, nếu các lệnh ATC đã được xử lý trong khung giờ từ 9h00-9h15 thì lệnh giới hạn sẽ được thực hiện theo giá này.
- Lệnh MP không được công ty chứng khoán gửi lên sàn trong thời gian từ 9h00-9h15 và chỉ được xử lý sau thời gian này.
2. Cơ chế khớp lệnh LO
Cơ chế khớp lệnh Limit Order sẽ hoạt động dựa theo 2 nguyên tắc sau:
- Ưu tiên về giá: Lệnh mua có giá cao hơn sẽ được thực hiện trước, trong khi lệnh bán có giá thấp hơn sẽ được ưu tiên hơn. Điều này đảm bảo rằng các nhà đầu tư có thể mua ở giá thấp nhất và bán ở giá cao nhất!
- Ưu tiên về thời gian: Nếu gặp nhiều lệnh cùng giá, lúc đó, lệnh nào đã nhập vào hệ thống trước sẽ ưu tiên thực hiện trước. Do đó có thể đảm bảo tính công bằng trong giao dịch và cho phép các lệnh được xử lý theo thứ tự thời gian nhập lệnh.
3. Đặc điểm cơ bản của lệnh LO
Để sử dụng lệnh LO hiệu quả, các trader cần phải biết các đặc điểm sau:
- Lệnh chỉ cho phép giao dịch khi đã khớp mức giá giới hạn tối đa (cho lệnh mua) hoặc tối thiểu (cho lệnh bán) mà trader đặt ra ban đầu.
- Lệnh sẽ chờ khớp nếu không có lệnh đối ứng phù hợp với giá giới hạn.
- Lệnh sẽ không ưu tiên như ATC hay ATO, nên anh em đầu tư sẽ không được dùng để tranh mua bán.
- Lệnh có hiệu lực ngay lập tức khi nhập lên hệ thống, trong khung giờ 9h00-11h30 và 13h00-14h45 tại 2 sàn HOSE và HNX. Trong khi ở sàn UPCOM, khung giờ sẽ là 9h00-11h30 và 13h00-15h00
- Khi dùng lệnh, anh em nhà đầu tư cần xác định mức giá cụ thể trước khi mở đặt lệnh ở sàn chứng khoán.
4. Ưu điểm và hạn chế của lệnh LO
Là một lệnh giao dịch chứng khoán hữu ích cho các nhà đầu tư. Bên cạnh các ưu điểm của mình, lệnh giới hạn cũng có một vài khuyết điểm nhỏ mà người chơi chứng khoán cần phải chú ý. Hãy cùng nhau khám phá các ưu và nhược điểm của lệnh này ở phần sau đây nhé!
4.1. Ưu điểm
Bạn sẽ hoàn toàn có thể tự quyết định mức giá tối đa mà bản thân mong muốn mở hay đóng ở một vị thế. Ngoài ra, lệnh này sẽ tự động khớp cho nên bạn có thể dễ dàng trong việc quản lý giao dịch ngay cả khi quỹ thời gian không quá nhiều để theo dõi sát sao thị trường chứng khoán.
Trong trường hợp thị trường đang biến động, thậm chí có thể gặp hiện tượng “Trượt giá tích cực” – xuất hiện khi giá thị trưởng đột ngột vượt mức tiền bạn đã đặt, khớp lệnh sẽ ở mức giá tốt hơn so với lệnh Limit Order mà bạn đặt ra.
4.2. Hạn chế
Khi phiên ATO diễn ra, nếu lượng cung cổ phiếu lớn hơn cầu, giá có xu hướng giảm. Điều này có thể dẫn đến tình huống giá đặt lệnh giới hạn của bạn cao hơn giá tại thời điểm ATO, khiến bạn gặp bất lợi do lệnh của bạn sẽ được xử lý sau các lệnh ATO và có thể bị khớp ở mức giá cao hơn giá thị trường vào thời điểm đó.
Lệnh này chỉ có hiệu lực từ khi mở phiên đến khi kết phiên, do đó, một khi lệnh đã được gửi lên sàn thì bạn sẽ không thể hủy lệnh. Vì vậy, việc xác định mức giá đặt lệnh chính xác là rất quan trọng để tránh mua với giá quá cao hoặc bán với giá quá thấp.
5. Khái quát quy trình đặt lệnh LO
Để thực hiện đặt lệnh LO tại các phiên giao dịch, trước tiên trader cần có tài khoản chứng khoán ở sàn. Sau khi tạo lập tài khoản thành công, nhà đầu tư có thể giao dịch trực tiếp tại công ty chứng khoán hoặc sử dụng các app giao dịch chứng khoán. Quy trình giao dịch trên các ứng dụng thường bao gồm các bước sau:
- Bước 1 – Đăng nhập: Truy cập vào ứng dụng giao dịch chứng khoán bằng thông tin tài khoản của đã đăng ký.
- Bước 2 – Chọn mã chứng khoán: Tìm và chọn mã chứng khoán mà bạn muốn mua/bán.
- Bước 3 – Nhập thông tin lệnh: Điền số lượng cổ phiếu muốn mua/bán, chọn lệnh LO và mức giá phù hợp.
- Bước 4 – Xác nhận số lượng giao dịch: Nhập lại số lượng cổ phiếu mà bạn muốn giao dịch để đảm bảo độ chính xác.
- Bước 5 -Xác nhận lệnh: Nhập mã OTP để xác nhận và gửi lệnh lên sàn giao dịch.
6. Một vài lưu ý khi đặt lệnh LO
Như đã đề cập, đây chính là một lệnh cơ bản trong giao dịch chứng khoán. Nhưng để có thể sử dụng hiệu quả, đòi hỏi các trader cần lưu ý một số điểm quan trọng:
- Tính toán khối lượng và giá: Khối lượng và mức giá đặt lệnh cần được xác định cẩn thận dựa trên phân tích diễn biến thị trường và khả năng tài chính của trader. Điều này giúp tránh việc mua ở giá quá cao hay bán ở giá quá thấp.
- Quản lý ngân sách: Đảm bảo rằng ngân sách của bản thân đủ lớn để thực hiện số lượng cổ phiếu muốn mua/bán, tránh tình trạng lệnh không được thực hiện do thiếu vốn.
- Kết hợp với các lệnh khác: Sử dụng Limit Order kết hợp với các loại lệnh khác như: lệnh ATO, ATC,… hoặc lệnh cắt lỗ để tăng cường hiệu quả giao dịch và dễ dàng trong việc quản lý rủi ro.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về lệnh LO. Hy vọng rằng ConnextFX đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích trong việc thực hiện các giao dịch mua bán tại sàn chứng khoán trực tuyến nhé!