Lý thuyết Dow được coi là lý thuyết nhập môn khi bạn tham gia giao dịch chứng khoán, crypto. Nhà đầu tư cần hiểu rõ về lý thuyết này để nâng cao cơ hội chiến thắng và tránh được những rủi ro cơ bản. Vậy lý thuyết dow là gì? Khi áp dụng lý thuyết Dow cần lưu ý những nguyên tắc trọng tâm nào? 

ly-thuyet-dow

1. Tìm hiểu chung về lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow cực kỳ phổ biến tại nhiều quốc gia trên thị trường. Đã có rất nhiều cuốn sách về lý thuyết dow được xuất bản và được các nhà đầu tư đón nhận nhiệt tình. Rất nhiều nhà đầu tư đã áp dụng lý thuyết dow và thu được khoản đầu tư có lãi. Vậy lý thuyết dow là gì và có lịch sử ra đời thế nào?

1.1. Lý thuyết Dow là gì? 

Lý thuyết dow được đặt theo tên gọi của Charles Dow – người đầu tiên đưa ra những nội dung đầu tiên và cơ bản nhất. Loại lý thuyết này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1900 trên Wall Street Journal, thông qua các bài xã luận của Charles Dow. 

Sau khi Charles Dow qua đời, những lý thuyết của ông đã được bộ 3 nhà đầu tư William Hamilton, George Schaefer và Robert Rhea phát triển và biên soạn thành Lý thuyết Dow như hiện nay.

Lý thuyết Dow hay còn được biết đến với cách gọi khác là tập hợp 6 nguyên lý cơ bản của thị trường đầu tư nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Hiểu 6 nguyên lý này, nhà đầu tư sẽ biết cách vận động của thị trường. Thông qua Lý thuyết Dow, nhà đầu tư sẽ hiểu về xu hướng của thị trường, biết cách thị trường biến động ở mức hỗ trợ và kháng cự. 

ly-thuyet-dow-la-gi

1.2. Nguồn gốc và lịch sử ra đời

Như đã giải thích ở trên, nguyên lý Dow xuất hiện lần đầu vào cuối thế kỷ 19. Đến nay, lý thuyết này đã tồn tại hơn 100 năm và luôn chứng minh được hiệu quả và tầm quan trọng trong việc phân tích và đầu tư. 

Sau khi Charles Dow qua đời, Nelson và William Hamilton đã nghiên cứu, tổng hợp và bổ sung cho các nguyên lý của Dow. Đây cũng là thời điểm tên gọi Lý thuyết Dow ra đời. Cho đến năm 1929, nguyên lý Dow đã hoàn thiện và được giải thích chi tiết hơn. Trong cuốn sách của Robert Rhea xuất bản vào năm 1932, Lý thuyết Dow đã được phân tích và giải mã chi tiết hơn. Đây cũng là nền tảng của 6 nguyên lý Dow được áp dụng trên thị trường chứng khoán hiện nay. 

2. 6 Nguyên lý trọng tâm trong lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow chính là tập hợp 6 nguyên lý cơ bản của thị trường đầu tư, phản ánh tất cả các yếu tố của thị trường. Hiểu được 6 nguyên lý trọng tâm của Dow, bạn sẽ hiểu được cách thị trường vận hành và hoạt động. Vậy 6 nguyên lý trọng tâm là gì?

6-Nguyen-ly-trong-tam-trong-ly-thuyet-Dow

2.1. Thị trường giảm giá tác động lên tất cả

Nguyên lý đầu tiên mà nhà đầu tư cần quan tâm đó là việc thị trường sẽ tác động lên tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cung cầu. Các yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan như thông tin lạm phát, lãi suất, tình hình hoạt động của các công ty… và các yếu tố chủ quan như tâm lý, cảm xúc của nhà đầu tư. Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới thị trường và phản ánh diễn biến của thị trường. 

Các yếu tố sắp xảy ra, đã xảy ra và có thể xảy ra trong tương lai sẽ phản ánh trên diễn biến của thị trường. Đối với thị trường chứng khoán, thị trường có thể thay đổi tùy theo thông tin tốt hoặc xấu của các công ty và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước. 

2.2. Thị trường luôn vận hành theo 3 xu hướng 

Thị trường sẽ hoạt động theo các xu hướng, trong đó có 3 xu hướng phổ biến và xuất hiện phổ biến dưới đây: 

  • Xu hướng chủ đạo: đây là xu hướng có thời gian diễn biến kéo dài lâu, có thể kéo dài từ vài tháng cho đến 1 năm, thậm chí nhiều năm. Xu hướng chủ đạo của thị trường luôn được các nhà đầu tư quan tâm. Xu hướng chủ đạo có thể bao gồm xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. 
  • Xu hướng thứ cấp: đây là xu hướng kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng. Xu hướng thứ cấp thường là xu hướng điều chỉnh của xu hướng chủ đạo, thường có diễn biến đi ngược với xu hướng chủ đạo. Xu hướng thứ cấp thường là các đợt điều chỉnh giá tạm thời. Khi thị trường ở giai đoạn này, các nhà đầu tư cần tận dụng thời cơ để mua vào ở mức giá thấp nhất. 
  • Xu hướng nhỏ: đây là xu hướng có thời gian kéo dài dưới 1 tháng, thậm chí có thời điểm chỉ kéo dài từ vài giờ cho đến vài ngày. Xu hướng nhỏ thường là biến động nhỏ của thị trường, đến nhanh chóng và đi rất nhanh. Xu hướng này sẽ ngược với xu hướng thứ cấp. Do có diễn biến ngắn hạn nên xu hướng nhỏ rất dễ bị thao túng bởi một nhóm người hoặc một tổ chức. 

3-xu-huong-cua-thi-truong

2.3. Mỗi xu hướng thị trường luôn diễn biến theo 3 giai đoạn

Thị trường đầu tư sẽ được chia thành các giai đoạn khác nhau. Theo lý thuyết Dow, thị trường sẽ không thể mãi tăng hay mãi giảm mà sẽ được chia thành 3 giai đoạn: 

  • Tích lũy: Đây là giai đoạn sau khi thị trường ở giai đoạn con gấu hay còn gọi là giai đoạn giảm giá. Tài sản lúc này sẽ có định giá thấp hơn thực tế do sự lo sợ của các nhà đầu tư trước những thông tin tiêu cực. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư lâu năm, đây được coi là thời điểm tích lũy. Bởi lúc này, các thông tin tiêu cực đã được tung ra, áp lực bán đã giảm, các nhà đầu tư đã “xả hàng” nên nguồn cung rất dồi dào, mức giá sẽ thấp hơn. 
  • Tăng trưởng: đây còn được gọi là giai đoạn bùng nổ của thị trường. Lúc này, các nhà đầu tư tin rằng thị trường sẽ tăng trưởng và sẽ mua vào mạnh mẽ. Do nhu cầu mua tăng cao, giá sẽ tăng trở lại, tin tức lạc quan xuất hiện nhiều hơn và thị trường diễn ra sôi động hơn. 
  • Phân phối: ở giai đoạn này, tin tức tích cực vẫn tiếp tục xuất hiện trên thị trường, giá tiếp tục tăng và nhu cầu tích lũy của nhà đầu tư ở mức cao. Sau một thời gian tích lũy và tăng giá, thị trường có thể sẽ chững lại và có dấu hiệu bán, xu hướng tăng yếu đi và nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán. Đây được đánh giá là giai đoạn không nên mua đầu cơ vì giá đã ở mức cực đại và sẽ bắt đầu chu kỳ giảm. 

Moi-xu-huong-thi-truong-luon-dien-bien-theo-3-giai-doan

2.4. Các chỉ số đều tác động lên nhau

Theo lý thuyết dow, các chỉ số trên thị trường đều có một ý nghĩa riêng và có tác động qua lại với nhau. Điều này được Dow chứng minh thông qua chỉ số công nghiệp và chỉ số vận tải của Dow Jones. 

Cụ thể, thị trường vận tải (thường là đường sắt) sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành công nghiệp. Thị trường vận tải phát triển, giao thông thuận tiện thì các ngành công nghiệp cũng sẽ phát triển, hàng hóa được sản xuất và phân phối hiệu quả hơn. Và để phân phối hàng hóa hiệu quả, đường sắt cũng cần phát triển để vận chuyển hàng hóa, vận chuyển nguyên liệu. 

Tương tự như ví dụ trên, các chỉ số trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường đầu tiên nói chung cũng sẽ có liên hệ chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau. 

2.5. Khối lượng giao dịch luôn hỗ trợ xu hướng giá

Khối lượng giao dịch hay volume luôn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường. Trong lý thuyết Dow, volume có thể được dùng để xác định xu hướng của thị trường, cụ thể như sau: 

  • Khi thị trường đang có xu hướng tăng, khối lượng giao dịch càng lớn thì biến động giá càng mạnh.
  • Khi khối lượng giao dịch thấp có thể là một tín hiệu “giả”, không thể hiện xu thế thị trường. Khối lượng giao dịch giảm có thể khiến giá giảm hoặc điều chỉnh ngược lại xu hướng.

Khoi-luong-giao-dich-luon-ho-tro-xu-huong-gia

2.6. Xu hướng chính sẽ duy trì cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều

Theo Dow, khi thị trường đa có xu hướng tăng hoặc giảm, xu hướng của thị trường vẫn sẽ được giữ nguyên cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều. Dow tin rằng xu hướng sẽ đảo ngược cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng cho thấy đây là xu hướng chủ đạo. Việc xác định xu hướng của thị trường sẽ không hề đơn giản, đòi hỏi nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các tín hiệu để chắc chắn thị trường chuẩn bị đảo chiều. 

3. Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Dow

6 nguyên lý trọng tâm trong lý thuyết Dow đã phản ánh rất nhiều yếu tố của thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn, hiểu rõ thị trường hơn, từ đó lựa chọn đúng thời điểm để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo, chính xác tuyệt đối, xu hướng Dow cũng có một số nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý. 

3.1. Ưu điểm

Lý thuyết của Dow giúp các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng của thị trường, qua đó tận dụng được những cơ hội đầu tư tiềm năng. Áp dụng lý thuyết dow giúp bạn không đi ngược diễn biến của thị trường, hạn chế tình trạng “đu đỉnh, bắt đáy”. Đồng thời, giúp nhà đầu tư có thể dự đoán được xu hướng đảo chiều của thị trường. 

Trước thời điểm đóng cửa, lý thuyết dow giúp nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của giá đóng cửa và giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn. Từ đó giúp bạn đưa ra phán đoán chính xác, hạn chế rủi ro lớn. 

uu-diem-cua-ly-thuyet-dow-la-gi

3.2. Hạn chế

Dù có nhiều ưu điểm nhưng lý thuyết của Dow cũng có một số hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý: 

  • Thứ nhất, lý thuyết dow sẽ có độ trễ lớn. Trên thực tế, thị trường chứng khoán có thể biến động theo từng phút. Áp dụng lý thuyết Dow có thể khiến bạn bị trễ thông tin và bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng. 
  • Thứ hai, lý thuyết dow không phải lúc nào cũng đúng. Bạn cần cân nhắc vào tình hình thực tế của thị trường để đưa ra phán đoán chính xác nhất, phù hợp với tình hình thực tế. 
  • Thứ ba, lý thuyết Dow có thể khiến nhà đầu tư mất đi sự quyết đoán. Bạn sẽ mất nhiều thời gian phân tích và các phân tích này có thể chính xác hoặc không. Đặc biệt với những nhà đầu tư nhỏ, nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm, việc áp dụng lý thuyết dow có thể khiến họ băn khoăn, rối rắm và đưa ra những nhận định không chính xác. 

4. Lý thuyết Dow trong Crypto có còn phù hợp? 

Thị trường crypto được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng với thị trường chứng khoán. Trên thực tế, lý thuyết của Dow không chỉ đúng với thị trường chứng khoán mà còn đúng với tất cả các thị trường giao dịch, trong đó có giao dịch tiền điện tử. 

Hiện nay, thị trường đã có nhiều biến động. Tuy nhiên, việc áp dụng lý thuyết Dow trong Crypto vẫn được đánh giá là phù hợp, hiệu quả, giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, nhà đầu tư cần kết hợp nhiều chỉ số, cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về lý thuyết Dow. Đối với các nhà đầu tư, đây là một lý thuyết hữu ích mà nhà đầu tư không nên bỏ qua. Hiểu rõ lý thuyết của Dow chính là bạn đã hiểu rõ thị trường. Hãy cân nhắc, phân tích kỹ lưỡng để tránh những rủi ro không đáng có nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *