Mô hình 2 đáy chắc hẳn không còn xa lạ với phần đông trader thường xuyên giao dịch cổ phiếu, hay các loại hình tài sản khác. Nếu nhận biết sớm và tận dụng tốt cơ hội, trader có thể tối ưu lợi nhuận. Trong phần chia sẻ sau đây, ConnextFX sẽ phân tích đặc điểm nhận dạng và cách thức để giao dịch với mô hình giá đặc biệt này. 

1. Thế nào là mô hình 2 đáy?

Để hiểu rõ hơn về mô hình 2 đáy chứng khoán, bạn nên tham khảo qua phần khái niệm và đặc điểm sau đây. 

1.1. Khái niệm

Mô hình 2 đáy hay (Double Bottom) là mô hình phản ánh xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng. Bởi cấu thành từ 2 đáy nên mô hình này có hình dáng giống như chữ “W” thay vì hình chữ “M” giống như mô hình 2 đỉnh. Thông thường, mô hình 2 đáy sẽ xuất hiện tại cuối xu hướng giảm giá. 

1.2. Đặc điểm

Sau đây là một vài đặc điểm cơ bản của mô hình 2 đáy: 

  • Xu hướng trước: Xuất hiện tại vùng đáy hay cuối của một xu hướng giảm giá trước đó. Đây là dấu hiệu cho biết thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. 
  • Đáy thứ nhất: Thường là đáy thấp hơn, dấu mốc đánh dấu sự chấm dứt của xu hướng giảm, thế chỗ bằng xu hướng tăng. Nếu không tinh ý, trader rất khó phát hiện đáy thứ nhất khi mô hình mới hình thành. 
  • Đỉnh trung tâm (đỉnh ở giữa): Khi đã chạm đáy thứ nhất, giá thường có xu hướng tăng từ 10% đến 20%. Tại vùng đáy thứ nhất, khối lượng giao dịch bắt đầu tăng nhưng không quá nhanh (dấu hiệu tích lũy giá). Lúc này, đỉnh của mô hình chưa quá nhọn bởi trader chưa mua vào mạnh để giá vượt khỏi vùng kháng cự. 
  • Đáy thứ 2: Khi đáy thứ 2 xuất hiện, mô hình sẽ chính thức được hình thành. Đồng thời khi đó, đường hỗ trợ khi đó cũng xuất hiện, nối đáy 1 và đáy 2.

Dac-diem-mo-hinh-2-day-

2. Mẫu hình 2 đáy phản ánh điều gì? 

Dựa vào các đỉnh và đáy trong mô hình, trader có thể phán đoán khá chính xác tình hình thị trường. Cụ thể như:

  • Diễn biến ở đáy thứ nhất: Cho thấy thị trường đang trong thời kì giảm. Khi đó, nhu cầu mua bắt đầu tăng do giá giảm sâu. 
  • Diễn biến ở đỉnh giữa: Thị trường phục hồi, xu hướng giảm được thế chỗ bởi xu hướng tăng. Lúc này, giá dịch chuyển đến vùng kháng cự nhưng chưa thể bứt phá, bởi khối lượng bán ra chốt lời khá lớn (kéo giá thị trường đi xuống). 
  • Diễn biến ở đáy thứ 2: Giá đã giảm mạnh nhưng không thể xuống sâu hơn nữa, vì có nhiều trader đang chờ thời cơ mua vào. 
  • Giá phá vỡ khỏi Neckline: Đà tăng giá chưa đủ lớn để giá bứt phá khỏi vùng kháng cự hay Neckline. Khi đó, khối lượng mua vào khá lớn (lực đẩy hình thành xu hướng tăng). 

Mau-hinh-2-day-phan-anh-dieu-gi

Khi mô hình 2 đáy hình thành, khả năng cao xu hướng giảm đang ở thời kỳ cuối. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường sắp diễn ra đợt đảo chiều giá mạnh. 

3. Cách nhận diện mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy không khó để nhận biết. Thực tế, mô hình này chủ yếu hình thành trong khoảng thời gian giao dịch dài hạn. 

Trong đó, đáy thứ nhất luôn hình thành tại cuối xu hướng giảm, là dấu hiệu cho thấy thị trường đang dịch chuyển sang xu hướng tăng giá. Khi chạm tới vùng kháng cự, giá sẽ quay đầu về vùng hỗ trợ để hình thành đáy thứ nhất. Thế nhưng, vì không thể bứt phá mạnh nên giá vẫn duy trì đà phục hồi, củng cố đà tăng. 

Để nhận diện mô hình, bạn cần chú ý quan sát 2 đáy và giá phá vỡ khỏi Neckline. Trong đó, đáy thứ nhất hình thành khi giá giảm sâu nhưng sau đó lại bật lên, đáy thứ 2 hình thành khi lực mua bắt đầu tăng đẩy giá lên cao. 

Còn giá phá vỡ khỏi ngưỡng kháng cự là tín hiệu cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế. Thị trường khi đó có khả năng sẽ sớm dịch chuyển sang xu hướng tăng giá. 

4. Nguyên tắc khi giao dịch với mô hình 2 đáy

Khi giao dịch với mô hình 2 đáy, trader cần chú ý tính khoảng cách giữa 2 đáy, tìm kiếm dấu hiệu tích lũy tại vùng kháng cự và tận dụng tốt cơ hội tại vùng giá bứt phá. 

4.1. Tính toán khoảng cách giữa 2 đáy

Khoảng cách từ đáy thứ nhất đến đáy thứ 2 phản ánh thời gian mô hình tạo thành nhanh hay chậm. Nếu thời gian giao dịch diễn ra trong thời gian dài có nghĩa lượng trader tham gia mua bán khá nhiều. Khi đó, phần lớn trader đều tận dụng mua vào tại điểm giá hấp dẫn, đẩy giá lên cao sau đó. 

Tinh-toan-khoang-cach-giua-2-day

4.2. Tìm kiếm dấu hiệu tích lũy tại vùng kháng cự

Khi phân tích mô hình, nhiều trader nhận thấy rằng nếu mua vào khi giá đã phá vỡ khỏi vùng kháng cự, bật tăng là quá muộn. Bởi khi đó, giá đã bứt phá lên một ngưỡng mới, trader bán ra chốt lời ngày càng tăng. Nếu mua vào lúc này, bạn dễ gặp phải rủi ro. 

Thời điểm lý tưởng để mua vào là khi giá vẫn chưa thoát khỏi vùng kháng cự. Tuy nhiên nếu muốn xác định chính xác điểm giá vào lệnh phù hợp, bạn phải phán đoán chính xác mô hình. 

Mục đích của việc quan sát, phân tích là phát hiện dấu hiệu tích lũy tại gần khu vực kháng cự để thiết lập chiến lược đặt lệnh phù hợp. Đối với mô hình hai đáy, bạn có thể đợi giá bứt phá rồi mới vào lệnh để giảm bớt rủi ro. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt lịch cắt lỗ dưới vùng tích lũy. 

4.3. Tận dụng cơ hội tại vùng giá bứt phá 

Nếu như nhận thấy mô hình 2 đáy tiềm năng, bạn nên tận dụng cơ hội tại vùng giá bứt phá. Theo đó, bạn hãy chờ đến khi giá quay trở lại vùng kháng cự. Nếu nhận thấy mô hình dần xuất hiện, bạn có thể mua vào và đặt lệnh cắt lỗ tại vị trí dưới mức 1 ATR.

Tan-dung-co-hoi-tai-vung-gia-but-pha

 

5. Một vài lưu ý khi giao dịch

Bên cạnh nắm rõ một vài quy tắc giao dịch cơ bản, bạn cũng nên tham khảo một vài kinh nghiệm từ các trader chuyên nghiệp. Để giao dịch thành công với mô hình này, bạn cần xác định chính xác xu hướng giảm sau khi giá đã thoái lui, 2 đáy của mô hình và điểm giá phá vỡ khỏi vùng kháng cự. 

Ngoài ra, bạn phải luôn chủ động đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời, làm giảm bớt rủi ro thua độ trong trường hợp thị trường diễn biến không như mong đợi. Thời điểm lý tưởng để mua vào là khi giá bứt phá khỏi vùng kháng cự rồi quay đầu trở lại. 

Trong quá trình phân tích, bạn nên kết hợp sử dụng các công cụ chỉ báo chuyên nghiệp để xác định chính xác mô hình, theo hướng hợp lý. Lưu ý rằng mô hình 2 đáy không phải lúc nào cũng chính xác nên bạn phải luôn có kế hoạch quản lý rủi ro. 

ConnextFX vừa phân tích một vài thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng và cách thức giao dịch với mô hình 2 đáy. Khi giao dịch với mô hình này, bạn cần dành thời gian phân tích, tận dụng tốt công cụ hỗ trợ, luôn có kế hoạch quản lý rủi ro. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *