Kể từ khi đồng Bitcoin chính thức lưu hành từ năm 2009, thị trường tiền điện tử toàn cầu đã trải qua các giai đoạn thăng trầm. Hầu hết hoạt động giao dịch Bitcoin đều được lưu trữ trên blockchain. Song song với giao dịch Onchain trên chuỗi, giao dịch ngoài chuỗi Offchain cũng rất phổ biến. Vậy Offchain là gì? ConnextFX sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề liên quan đến Offchain. 

1. Offchain là gì? 

Offchain đơn giản là dữ liệu về hoạt động giao dịch không lưu trực tiếp trên mạng blockchain. Thay vào đó, các dữ liệu này được tổng hợp, xử lý ngoài chuỗi. 

Offchain-la-gi-

Dữ liệu Offchain cung cấp thông tin quan trọng, hỗ trợ hoạt động phân tích như các số liệu thống kê giao dịch, tương tác qua lại giữa từng nền tảng,… Cùng với Onchain, Offchain sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về thị trường hoặc một loại hình tài sản số nào đó. 

2. Ví dụ về giao thức Offchain

Để hiểu rõ hơn về Off-chain Crypto, bạn nên tham khảo ví dụ về giao thức Lightning, Liquid. 

2.1. Lightning

Lightning được biết đến như giao thức Offchain dành cho Bitcoin. Giao thức này hỗ trợ người dùng giao dịch trực tiếp không phải thông qua blockchain của Bitcoin. Nhờ đó, tốc độ xử lý giao dịch đã được cải thiện đáng kể. 

Lightning

2.2. Liquid

Liquid là giao thức Offchain được nghiên cứu bởi Blockstream. Đây thực chất là mạng Offchain tập trung vào Bitcoin, cùng một vài loại hình tài sản số khác. Ưu thế của Liquid nằm ở tính bảo mật, tập trung bảo vệ quyền riêng tư cho người dùng. 

3. So sánh điểm khác biệt giữa Onchain và Offchain

Không ít nhà giao dịch vẫn còn nhầm lẫn giữa Offchain và Onchain. Vậy nên trong phần tổng hợp dưới đây, ConnextFX sẽ giúp bạn phân tích một vài điểm khác biệt giữa 2 giao thức này.  

So-sanh-diem-khac-biet-giua-Onchain-va-Offchain

3.1. Giao dịch ngoài chuỗi (Offchain) 

  • Giao dịch thực hiện ngoài chuỗi, không cần phải thông qua xác nhận trên chuỗi blockchain chính. Nhờ đó, tốc độ xử lý giao dịch cũng nhanh hơn.
  • Các bên thực hiện giao dịch cần dựa vào bên trung gian, nhằm đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch. 
  • Tất cả giao dịch thực hiện ngoài chuỗi đều không lưu trữ trên blockchain. 

3.2. Giao dịch trong chuỗi (Onchain) 

  • Giao dịch thực hiện trực tiếp trên chuỗi và được kiểm duyệt bởi các note hay đội ngũ thợ đào. 
  • Giao dịch gần như không thể đảo ngược nếu đã được thông qua. 

3.3. DID và PII

  • DID trên mạng blockchain: DID được sử dụng vào mục đích kiểm soát thông tin phục vụ nhận dạng. Theo đó, số nhận dạng này sẽ giúp người dùng quản lý hiệu quả thông tin nhận dạng của mình trên mạng blockchain. 
  • Thông tin nhận dạng cá nhân PII: Thường liên kết chặt chẽ với DID phục vụ quá trình quản lý trên hệ thống Sidechain. Cụ thể, người dùng luôn có toàn quyền xử lý dữ liệu PIP. 

4. Các chỉ số Offchain nhà đầu tư Bitcoin cần nắm rõ

Khi tiến hành mua bán Bitcoin, bạn nên tìm hiểu một vài chỉ số Offchain quan trọng.  

4.1. Mayer Multiple

Đây là chỉ số cho biết bội số giá Bitcoin theo thời gian thực (áp dụng cho khung thời gian 200 ngày, 200-MA). Theo quan sát của phần lớn trader có kinh nghiệm, giá trị trung bình mỗi số này thường ứng 1.39. Trong một số trường hợp, chỉ số sẽ tăng lên trên 2.4 hoặc giảm xuống dưới mức 1.5.

4.2. Spent Output Profit – SOPR

SOPR là tỷ lệ biểu thị lợi nhuận hoặc mức thua lỗ theo dữ liệu đầu ra. Chỉ số này là thương số của giá trị phải trả và giá trị dao động trên mức 1.

Trong thị trường giảm giá, các giá trị này thường lớn hơn 1 và có xu hướng bị từ chối. Bởi phần lớn người đang nắm giữ Bitcoin đều tìm cách bán, chốt lời. Đây là nguyên nhân khiến nguồn cung thị trường tăng cao, kéo giá giảm xuống. 

Còn trong thị trường tăng giá, giá trị SOPR thường nhỏ hơn 1, đồng thời có xu hướng bị từ chối. Vì người nắm giữ Bitcoin khi đó muốn chờ giá tăng cao hơn nữa mới bán. Trong khi đó, một số khác lại cách mua vào, khiến nguồn cung giảm. 

4.3. Hodl Waves

Hold Waves là hệ quả của tình trạng nhà đầu tư mua vào Bitcoin khi giá mới phục hồi, rồi nắm giữ. Nói chung, chỉ số này sẽ cho phép bạn đo lường phần nào mức độ phân bổ UTXO Set của đường Bitcoin. 

Ngoài ra khi dựa vào chỉ số này, bạn còn có thể phát hiện nhanh dấu hiệu tích lũy, xu hướng hoạt động của các hodler. 

4.4. Market Value

Tỷ lệ Market Value cho phép bạn xác định việc đầu tư vào Bitcoin và đang bị thua lỗ hay không (tỷ lệ nhỏ hơn 1). Ngoài ra, tỷ lệ này còn hỗ trợ bạn tìm kiếm dấu hiệu của tình trạng Bitcoin bị định giá quá cao.  

4.5. Dormancy

Dormancy là thương số của CoinDays Destroyed và khối lượng mua bán Bitcoin trong ngày. Khi UTXO chưa hoạt động, bạn có thể dựa vào chỉ số này để tìm kiếm dấu hiệu tích lũy, phân phối, xu hướng mua bán nhà đầu tư. 

4.6. Median Spent Output Lifespan – MSOL

MSOL chỉ số đo lường tuổi thọ trung bình. Người ta thường dùng chỉ số này để tìm kiếm các holder, vị thế giảm, xác định nguồn cung lưu hành của Bitcoin và những loại coin khác trên thị trường. 

4.7. Puell Multiple

Chỉ số Puell Multiple hỗ trợ nhà giao dịch phân tích tình trạng an ninh mạng. Đồng thời, đánh giá thị trường theo hướng tổng quan. 

5. Lưu ý khi phân tích dữ liệu Offchain

Dữ liệu Offchain là căn cứ quan trọng cho phép bạn đánh giá, phân tích dạng giao dịch chóng vánh. Trường hợp muốn mua bán coin hay token nhanh, bảo mật, đảm bảo tính hợp pháp, bạn cũng có thể thực hiện giao dịch ngoài chuỗi. 

Khi phân tích dữ liệu Offchain, bạn cần nắm rõ các chỉ số quan trọng. Ngoài ra nếu muốn có cái nhìn tổng quan về thị trường, bạn nên kết hợp với cả dữ liệu Onchain thông qua một số công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp. 

6. Các công cụ hỗ trợ phân tích Onchain nên kết hợp khi phân tích Offchain

Chainalysis, CryptoQuant, Glassnode và IntoTheBlock là 4 công cụ hỗ trợ phân tích Onchain nên kết hợp cùng Offchain. 

6.1. Chainalysis

Chainalysis

Chainalysis hoạt động như nền tảng cung cấp dữ liệu về hoạt động giao dịch, tổng nguồn cung coin/token lưu thông trên thị trường. Cùng với đó là dữ liệu liên quan đến các vụ tấn công, chỉ báo thị trường chuyên sâu. 

6.2. CryptoQuantCryptoQuant

Công cụ CryptoQuant sẽ hỗ trợ người dùng phân tích dữ liệu liên quan đến khối lượng giao dịch trên hệ thống các sàn, ví lưu trữ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu nguồn cung lưu thông của từng loại coin/token, số lượng ví lưu trữ đang hoạt động và mới đăng ký. 

6.3. Glassnode

Bên cạnh cho phép người dùng tra cứu thông tin liên quan đến giao dịch, nguồn cung lưu thông, Glassnode còn cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng khác. Chẳng hạn như mức tiêu thụ năng lượng toàn hệ thống, chỉ số hashrate, thông tin liên quan đến giá. 

Glassnode

6.4. IntoTheBlock

Nền tảng IntoTheBlock là lựa chọn phù hợp nếu bạn cần theo dõi hoạt động của nhà đầu tư cá voi và các nhà đầu tư nhỏ. Bởi công cụ này sẽ hỗ trợ theo dõi hoạt động của ví giao dịch, quỹ đầu tư trên toàn thị trường, mức độ nắm giữ cùng hàng loạt thông tin hữu ích khác. 

Offchain là dữ liệu giao dịch ngoài chuỗi, không lưu trữ trên blockchain.  Tuy vậy trong quá trình phân tích tổng quan thị trường, bạn vẫn nên cập nhật dữ liệu Offchain. Hy vọng từ chia sẻ của ConnextFX, bạn hiểu rõ hơn về Offchain

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *