Trong phân tích đầu tư cổ phiếu, nhiều nhà đầu tư thường xem xét chỉ số ROA. Tuy vậy, chắc hẳn không phải ai cũng hiểu chính xác định nghĩa ROA là gì. Vậy nên trong phần chia sẻ dưới đây, ConnextFX sẽ giúp bạn tổng hợp công thức tính toán và kiến thức liên quan đến ROA.
1. ROA là gì?
1.1. Định nghĩa
ROA là chỉ số đo lường mức tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng tài sản. Chỉ số này phản ánh tương đối chính xác lợi nhuận mà một tổ chức doanh nghiệp đã tạo ra từ những tài sản đang sở hữu. Trong đó, tài sản ở đây là toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp đang sở hữu, kiểm soát, gồm cả các khoản nợ.
Chỉ số ROA chủ yếu được ứng dụng trong quá trình phân tích lựa chọn, đánh giá các mã cổ phiếu. Dựa vào sự biến động của ROA, bạn có thể nắm bắt hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Ví dụ
Giả sử doanh nghiệp P đạt mức thu nhập dòng 20 tỷ đồng, với tổng tài sản tương đương 50 tỷ đồng, tương ứng ROA 40%. Một doanh nghiệp A khác cũng có mức thu nhập tương tự nhưng tổng tài sản lại lên tới 100 tỷ đồng, ROA đạt 20%. Khi đó, doanh nghiệp P rõ ràng hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp A.
2. Vì sao cần tính toán chỉ số ROA?
2.1. Giúp đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp
ROA một trong những chỉ số cơ bản phục vụ hoạt động đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh tương đối chính xác mức độ hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực tài sản để tạo lợi nhuận ròng.
Ví dụ: Trong năm 2023, doanh nghiệp xây dựng X đạt ROA tương ứng 15%. Con số này cho biết cứ 100 triệu đồng vốn, doanh nghiệp này lại thu về 15 triệu đồng lãi. Như vậy, thông qua ROA, bạn cũng có thể kê ra số vốn sử dụng để tạo ra lợi nhuận. ROA cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hay tận dụng tài sản tương đối hiệu quả.
Thông qua ROA, doanh nghiệp sẽ hoạt định chiến lược kinh doanh dễ dàng hơn. Các nhà đầu tư thường so sánh ROA theo từng thời kỳ của một doanh nghiệp hoặc ROA của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Trường hợp ROA ở mức thấp, đơn vị kinh doanh cần điều chỉnh chiến lược để cải thiện .
2.2. Là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra quyết định rót vốn
Trong đầu tư nói chung hay đầu tư chứng khoán nói riêng, ROA là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định rót vốn. Trong đó, những doanh nghiệp nào đạt ROA cao hơn thường được ưu tiên.
Bên cạnh so sánh ROA của những doanh nghiệp khác nhau, bạn nên xem xét ROA trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Bởi thông qua biến động ROA theo mỗi thời kỳ, bạn sẽ đánh giá được tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp định đầu tư hoặc mua cổ phiếu.
2.3. Là thông tin quan trọng để ngân hàng cân nhắc cho vay
Khi xét duyệt khoản vay của một doanh nghiệp, phía ngân hàng cũng phải xem xét đến chỉ số ROA. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tăng trưởng ổn định, hồ sơ vay vốn sẽ dễ vượt qua vòng xét duyệt của ngân hàng hơn.
3. Hướng dẫn cách tính ROA
Nếu cần tính toán chỉ số ROA của một doanh nghiệp bất kỳ, bạn có thể áp dụng phương thức sau:
ROA = A : B × 100%
Lưu ý:
- A chính là mức lợi nhuận thu về sau khi đã trừ thuế.
- B là tổng tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận sau thuế.
4. Lưu ý khi ứng dụng ROA trong giao dịch chứng khoán
4.1. Lưu ý đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau không phải lúc nào cũng có cơ cấu tài sản giống nhau. Thực tế, cơ cấu tài sản của mỗi doanh nghiệp lại có chút khác biệt. Chẳng hạn như:
- Doanh nghiệp chuyên về công nghiệp nặng: Tài sản cố định thường có giá trị cao (nhà xưởng, hệ thống máy móc). Lúc này, ROA có xu hướng thấp hơn các doanh nghiệp hoạt động của lĩnh vực khác.
- Doanh nghiệp chuyên về phần mềm, công nghệ thông tin: Tài sản cố định không nhiều. Nhờ vậy, ROA sẽ có xu hướng cao hơn.
Trong quá trình lựa chọn đầu tư, bạn nên so sánh ROA của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực với nhau. Như vậy, việc đánh giá sẽ đảm bảo tính chính xác hơn.
4.2. Xem ROA xét trung bình ngành
Rất nhiều nhà đầu tư thường xem xét chỉ số trung bình ngành trước khi lựa chọn góp vốn vào má cổ phiếu nào đó. ROA cao hơn ngưỡng trung bình ngành là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp tận dụng tài sản tương đối hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao hơn so đối thủ cùng hoạt động cùng lĩnh vực.
4.3. Tính toán ROA trong quá khứ
Xem ROA trong quá khứ của của một doanh nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau. Không ít doanh nghiệp mặc dù đạt mức ROA lớn hơn so với ROA trung bình của lĩnh vực đang hoạt động nhưng chỉ số này lại giảm so với quá khứ. Dấu hiệu này cho thấy doanh nghiệp vẫn hoạt động tốt hơn đối thủ nhưng đang có xu hướng giảm tốc.
Trường hợp ROA tăng ổn định qua từng thời kỳ, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Khi đó, bạn có thể lựa chọn cổ phiếu của doanh nghiệp này.
5. ROA bao nhiêu được xem là lý tưởng?
Dựa theo tiêu chuẩn của phần lớn tổ chức tài chính lớn trên thế giới, một doanh nghiệp được cho hoạt động ổn định, năng lực tài chính vững mạnh phải đạt ROA từ 7.5% trở lên.
Thế nhưng cũng không có quy định cụ thể nào về tỷ suất lợi nhuận ROA lý tưởng. Khi tiến hành đánh giá mức độ tạo lợi nhuận của một doanh nghiệp, bạn cần xem ROA từ 3 năm trở lên. Như vậy, bạn mới có được cái nhìn khách quan, chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp duy trì ROA từ 10% trở lên khoảng 3 năm gần nhất, chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang rất hiệu quả. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tốt tài sản để tạo lợi nhuận bền vững.
Mặt khác khi xác định ROA lý tưởng, bạn cũng cần phải quan tâm đến một vài yếu tố khác như:
- Lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động.
- ROA của doanh nghiệp với đối thủ trong thành.
- ROA của doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
6. Phân tích mối quan hệ giữa ROA và ROE
ROA và ROE đều là hai chỉ số quan trọng, hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá tình hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp (sự hiệu quả trong việc tận dụng tài nguyên đang có). Thế nhưng sự khác biệt của hai chỉ số này là cách mà doanh nghiệp xử lý khoản nợ.
Theo đó, ROA thường bao gồm cả đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp (gồm cả khoản nợ sử dụng để duy trì vận hành). Điều này có nghĩa, vốn vay cũng nằm trong tổng tài sản giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
Còn với ROE, chỉ số này lại phản ánh tỷ suất lợi nhuận trên tài sản hay vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp, không bao gồm nợ. Nói cách khác, ROA gồm cả các khoản nợ cùng tài sản sở hữu, còn ROE chỉ tính đến vốn hay tài sản sở hữu đơn thuần.
7. Một vài hạn chế của ROA
Mặc dù phản ánh tương đối chính xác khả năng tạo ra lợi nhuận nhưng chỉ số vẫn có những hạn chế như:
- Không chính xác một cách tuyệt đối: ROA chỉ hỗ trợ nhà đầu tư tham khảo một mặt nào đó của doanh nghiệp, chưa mang tính bao quát. Vì thế trong quá trình phân tích, bạn cần kết hợp thêm một vài chỉ số khác để có được cái nhìn tổng quan hơn.
- ROA không còn tính chính xác với doanh nghiệp khác ngành: ROA chỉ hiệu quả khi bạn so sánh những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành. Còn với doanh nghiệp khác ngành, chỉ số này thường không còn chính xác.
- ROA tính toán trong ngắn hạn bị hạn chế: Lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp luôn biến động nên nếu tính toán trong ngắn hạn, chỉ số này vẫn có chút hạn chế.
- ROA dễ bị sai lệch: Chỉ số ROA có thể sai lệch do sự thay đổi của chi tiêu, chính sách kế toán.
ROA cho biết tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản sở hữu. Nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số này để phân tích, lựa chọn mã cổ phiếu cổ phiếu tiềm năng, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp. ConnextFX hy vọng tất cả chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu chính xác bản chất ROA là gì!