ROI là chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán mà các nhà đầu tư cần lưu ý trong quá trình tham gia vào thị trường. Vậy ROI là gì và có cách tính thế nào? Để hiểu chi tiết về chỉ số này, hãy cùng ConnextFX tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. ROI là gì? 

ROI là chỉ số có tên được viết tắt từ từ Return on Investment. Có thể hiểu, ROI là lợi tức đầu tư của nhà đầu tư trên tổng số tiền đầu tư bỏ ra, nói cách khác, đây là tỷ lệ lợi nhuận ròng. Sử dụng ROI sẽ giúp nhà đầu tư có thể đo lường tỷ suất hoàn vốn trong quá trình đầu tư của mình. 

roi-la-gi

2. Chỉ số ROI phản ánh điều gì? 

Trong hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận ròng giúp các chủ doanh nghiệp có thể đo lường hiệu quả của hoạt động quảng cáo, tiếp thị vào tổng doanh thu. Qua đó, giúp doanh nghiệp rút kinh nghiệm cho các dự án đã kết thúc và dự trù ngân sách cho các dự án trong giai đoạn tiếp theo. 

y-nghia-roi

Đối với các nhà đầu tư, ROI như một cách để dự báo chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ tiền vào một công ty hay dự án nào đó. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận ròng còn giúp nhà đầu tư: 

  • Tỷ lệ ROI tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời, ROI càng cao cho thấy khả năng sinh lời cũng rất cao. Đây sẽ là một tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. 
  • Giúp xem xét hiệu quả của các khoản đầu tư trước đó. Khi lựa chọn dự án/doanh nghiệp để đầu tư, bạn cần lựa chọn các dự án có chỉ số ROI dương, tránh dự án có tỷ số ROI âm, vì rất có thể dự án đó đang thua lỗ hoặc không tăng trưởng theo thời gian. 

3. Vì sao cần tính toán ROI? 

Tỷ suất lợi nhuận ròng có vai trò quan trọng, là căn cứ góp phần giúp nhà đầu tư đưa ra dự đoán chính xác. Ý nghĩa của ROI cụ thể như sau: 

3.1. Nâng cao hiệu quả phân tích

Đối với các doanh nghiệp, tính toán chỉ số ROI sẽ giúp nhà quản lý phân tích được hiệu quả của các chiến dịch, các dự án đầu tư. Từ đó đưa ra nhận định chiến dịch đầu tư này đã hiệu quả hay chưa và những kết quả mà chiến dịch đem tới cho doanh nghiệp (chẳng hạn như số lượng hàng hóa, doanh thu…).

3.2. Hỗ trợ so sánh chính xác hơn

Thông qua chỉ số ROI, nhà đầu tư có thể xác định dự án nào đang hiệu quả, từ đó biết được mình nên đầu tư vào đâu để nâng cao lợi nhuận. Điều này giúp nhà đầu tư có thể tối ưu chi phí và vẫn đảm bảo chiến lược phù hợp, hiệu quả. 

Cụ thể, đối với các chiến dịch có chỉ số ROI âm, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng khi tiếp tục đầu tư. Đối với các chiến dịch có ROI dương, nhà đầu tư có thể cân nhắc tiếp tục đẩy mạnh đầu tư. 

roi-trong-chung-khoan

3.3. Đem đến cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan

Việc sử dụng tỷ lệ lợi nhuận ròng sẽ giúp nhà đầu tư, nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu quả mà các khoản đầu tư đem lại. Giữa rất nhiều khoản đầu tư cần theo dõi, việc có cái nhìn tổng quan sẽ giúp nhà đầu tư nắm được mức độ sinh lời của khoản đầu tư và đưa ra chiến lược cho giai đoạn tiếp theo. 

3.4. Đơn giản hóa công việc tính toán 

Khi sử dụng ROI để xác định hiệu quả đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp chỉ cần quan tâm tới 2 số liệu chính, đó là tổng doanh thu và tổng chi phí đầu tư. Bạn có thể dễ dàng tính toán, đánh giá hiệu quả đầu tư sau một thời gian nhất định. 

4. Hướng dẫn cách tính ROI

Để sử dụng ROI hiệu quả khi xác định hiệu quả kinh doanh, đầu tư, bạn cần biết cách tính chỉ số này. 

4.1. Công thức

Nhà đầu tư có thể tính ROI thông qua 02 công thức sau đây:

Công thức số 1: 

ROI = ( Tổng lợi nhuận ròng / tổng chi phí đầu tư) x 100

Trong đó: 

  • Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
  • Chi phí đầu tư được tính bằng cách lấy chi phí cố định cộng chi phí biến đổi. Bạn cần lưu ý chi phí cố định sẽ không thay đổi dù các yếu tố như tiền thuê nhà, tiền thuế… thay đổi. Chi phí biến đổi là chi phí sẽ thay đổi theo sự thay đổi của quy mô doanh nghiệp hay số lượng lao động. 

cach-tinh-roi

Công thức số 2: 

ROI = (Lợi nhuận ròng sau cùng – lợi nhuận ròng ban đầu)/ tổng chi phí đầu tư x 100

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng sau cùng – lợi nhuận ròng ban đầu = thu nhập sau thuế 
  • Chi phí đầu tư được tính như công thức 1. 

4.2. Ví dụ

Để hiểu rõ hơn về công thức tính ROI, hãy cùng tìm hiểu ví dụ dưới đây: 

Một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử có một chiến dịch marketing online, trong đó: công ty danh 20 triệu cho việc chạy quảng cáo sản phẩm trên Facebook để thu hút khách hàng cho chiến dịch bán hàng dịp Noel. Sau khi Noel kết thúc, công ty tính toán lợi nhuận ròng và thấy rằng lợi nhuận ròng thu được là 100 triệu so với cùng kỳ năm ngoái. 

Như vậy, ROI của chiến dịch quảng cáo nêu trên là: 

ROI = 100 / 20 x 100 = 500%

Như vậy, cứ với mỗi 1 triệu đồng chi cho quảng cáo, doanh nghiệp nhận được 5 triệu tiền lợi nhuận ròng. ROI lúc này dương, do đó, công ty có thể tiếp tục cân nhắc áp dụng phương pháp quảng cáo trên Facebook cho chiến dịch tiếp theo. 

vi-du-tinh-roi

Tuy nhiên, trong trường hợp công ty chi 10 triệu cho quảng cáo Facebook và 10 triệu cho quảng cáo trên Google. Sau Khi chiến dịch kết thúc, công ty chỉ thu về 8 triệu doanh thu thông qua Facebook và 92 triệu doanh thu qua Google. Lúc này, có thể tính ROI qua 2 kênh như sau: 

ROI Facebook = [ (8 triệu – 10 triệu) / 10 triệu ] x 100 = -20%

ROI Google = [ (92 triệu – 10 triệu) / 10 triệu ] x 100 = 820%

Có thể dễ dàng thấy được ROI qua Facebook thấp hơn Google. Điều này cho thấy việc chạy quảng cáo qua Google đang hiệu quả hơn chạy quảng cáo trên Facebook. Trong những chiến dịch tiếp theo, công ty có thể cân nhắc cắt giảm chi phí quảng cáo Facebook và tập trung vào quảng cáo Google. 

5. ROI trong chứng khoán bao nhiêu thì được xem là lý tưởng? 

Với những ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiều nhà đầu tư thường thắc mắc, trong quá trình đầu tư chứng khoán, chỉ số ROI thế nào được xem là lý tưởng. ROI tỷ lệ thuận với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. ROI âm thể hiện doanh nghiệp đang thua lỗ và ngược lại. Tuy nhiên, sẽ không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ROI bao nhiêu là lý tưởng.

Với mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sẽ có một mức ROI lý tưởng khác nhau. Vì thế, bạn cần lựa chọn theo ngành nghề, từng lĩnh vực hoạt động của công ty phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, theo tính toán chỉ số trung bình của S&P500 thì ROI ở mức khoảng 7% là mức phù hợp. 

6. Một vài hạn chế của chỉ số ROI

Dù có rất nhiều ý nghĩa nhưng ROI cũng có một số hạn chế mà nhà đầu tư cần lưu ý để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả: 

  • RO sẽ có chính xác cao hơn khi đánh giá các dự án ngắn hạn thay vì dài hạn.
  • Khi đánh giá cần kết hợp ROI với nhiều chỉ số khác để nâng cao hiệu quả dự đoán, chỉ số này không có tính chính xác tuyệt đối. 
  • Việc so sánh ROI của các doanh nghiệp cần được áp dụng trên cùng hệ quy chiếu. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp sẽ có cách tính khác nhau. Vì vậy, kết quả so sánh đôi khi sẽ không thể chính xác. 

Hy vọng qua bài viết trên đây của ConnextFX, bạn đã hiểu ROI là gì và biết cách tính ROI. Đây là một chỉ số có cách tính đơn giản, dễ tính toán và có thể giúp nhà đầu tư đưa ra lựa chọn phù hợp. Vì thế, hãy lưu ý ROI trong quá trình đầu tư để có thêm căn cứ trong quá trình cân nhắc, lựa chọn cổ phiếu hiệu quả nhé. 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *