Sàn OTC là khái niệm không còn xa lạ với nhiều nhà đầu tư trên thị trường giao dịch tiền điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cơ chế giao dịch và đặc điểm của sàn giao dịch này. Vậy sàn giao dịch OTC là gì và có ưu điểm, hạn chế như thế nào?
1. Sàn OTC là gì?
OTC là thuật ngữ phổ biến trên thị trường tiền điện tử và thị trường chứng khoán trên toàn thế giới. Đây là viết tắt của từ Over The Counter. Sàn OTC là nơi giao dịch của các loại cổ phiếu chưa được niêm yết chính thức trên các sàn giao dịch.
Do chưa được thực hiện trên sàn giao dịch thông thường nên sàn OTC sẽ không có orderbook công khai. Điều này giúp giao dịch tại sàn OTC được nhiều người đánh giá cao nhờ có tính riêng tư và tác động đến giá thấp.
Hiện nay, các sàn OTC đang ngày càng trở nên phổ biến, các giao dịch diễn ra đông đảo hơn, khối lượng ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào khi giao dịch cũng hiểu rõ cơ chế giao dịch của sàn giao dịch này.
2. Cơ chế hoạt động của sàn giao dịch OTC trong Crypto
Sàn giao dịch OTC có nhiều cấp độ, được phân chia từ nhỏ đến lớn, tương ứng dành cho các cá nhân và tổ chức. Đối với các cá nhân, giao dịch tại OTC được đánh giá là giao dịch “thuận mua vừa bán”, được thực hiện bằng sự thỏa thuận bằng lời nói giữa người mua với người bán. Để giao dịch diễn ra hiệu quả, người mua và người bán cần có niềm tin.
Đối với các tổ chức, giao dịch trên các sàn OTC sẽ có phần phức tạp hơn. Các tổ chức thường duy trì một mạng lưới người mua và người bán, sau đó cập nhập liên tục danh sách người bán và người mua để chọn một thời điểm giao dịch tốt nhất. Khi giao dịch bắt đầu diễn ra, các tổ chức sẽ thu mua tiền điện tử cần thiết để tiến hành giao dịch.
3. Ưu điểm khi tham gia các sàn OTC trong Crypto
So với các sàn giao dịch thông thường, sàn giao dịch OTC market ngày càng trở nên phổ biến nhờ những ưu điểm như:
3.1. Không có bên trung gian
Trên sàn giao dịch OTC, người bán và người mua sẽ không phải thực hiện qua trung gian. Đây cũng là điểm khác biệt của sàn giao dịch OTC với sàn giao dịch tập trung. Việc lược bỏ bên trung gian giúp người mua và người bán có thể trực tiếp trao đổi, thỏa thuận với nhau. Điều này giúp rút ngắn thời gian giao dịch và cũng giúp tiết kiệm chi phí hoa hồng, giúp giảm phí giao dịch.
3.2. Giao dịch ẩn danh
Tại sàn OTC, các giao dịch sẽ được diễn ra ẩn danh, bạn sẽ không cần chia sẻ dữ liệu cá nhân giống như trên các sàn CEX. Thay vào đó, bạn sẽ trao đổi trực tiếp với người bán thông qua các phương thức giao dịch như email, điện thoại…
3.3. Thanh khoản cao
Khi giao dịch tại OTC, người mua và người bán có thể thỏa thuận giao dịch số lượng crypto lớn mà không bị trượt giá. Điều này giúp tăng tính thanh khoản cho các đồng tiền điện tử trên sàn OTC và giúp tăng tính thanh khoản của cả sàn.
4. Một vài hạn chế của thị trường OTC Crypto
Dù có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng sàn OTC cũng có một số nhược điểm. Vì thế, để quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý một số hạn chế của sàn giao dịch tiền điện tử này:
4.1. Tính rủi ro cao
Giao dịch ẩn danh và là ưu điểm nhưng cũng là hạn chế của sàn giao dịch OTC. Do giao dịch được diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán nên hai bên cũng có thể có nguy cơ bị lừa đảo cao hơn. Do đó, trước khi thực hiện giao dịch, bạn cần kiểm tra các chi tiết thật kỹ lưỡng.
4.2. Dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động
Các đồng tiền điện tử đang ngày càng đa dạng. Tại sàn OTC, các giao dịch có thể diễn ra với số lượng lớn, điều này có thể tác động mạnh tới giá của các coin hoặc token. Đặt biệt là khi giá giao dịch được xác định bằng thỏa thuận của các bên. Bên cạnh đó, sàn OTC cũng bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô như chính sách tài khóa của Chính phủ, tình hình chính trị…
4.3. Tốn thời gian giao dịch
Trên sàn OTC, các giao dịch thường mất thời gian xử lý lâu hơn so với sàn giao dịch tập trung. Đặc biệt, giao dịch càng lớn thì thời gian xử lý sẽ càng lâu. Bạn cần lưu ý yếu tố này để có phương án giao dịch hiệu quả nhất.
5. Điểm khác biệt giữa sàn OTC và sàn P2P
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sàn P2P và OTC, dẫn tới sai lầm trong quá trình giao dịch. Vậy hai sàn giao dịch này có những điểm khác biệt như thế nào?
- Phí giao dịch: sàn OTC không cần thực hiện giao dịch thông qua trung gian, do đó, phí giao dịch sẽ thấp hơn so với sàn P2P.
- Độ dễ dàng tiếp cận: sàn OTC không yêu cầu giao dịch qua môi giới, mà người mua và người bán sẽ tự tìm đến nhau, giao dịch với nhau. Do đó, điều này có thể khiến những nhà đầu tư mới gặp khó khăn.
- Thanh khoản của thị trường: sàn P2P có thể tác động mạnh hơn tới tính thanh khoản của thị trường crypto. Tuy nhiên, điều này cũng khiến sàn P2P có biến động giá mạnh hơn so với sàn OTC do không có sự điều tiết cần thiết.
6. Top 6 sàn OTC Crypto tốt nhất 2024
Hiện nay, những sàn giao dịch OTC nào đang được nhiều người đánh giá cao và lựa chọn?
6.1. Coinbase Prime
Coinbase Prime là sàn giao dịch OTC được đánh giá cao bởi dịch vụ đa dạng. Tại đây, các tổ chức có thể thực hiện giao dịch và quản lý tài sản ký quỹ một cách dễ dàng. Một số ưu điểm nổi bật của sàn Coinbase Prime có thể kể tới như:
- Có thể kết nối với nhiều sàn giao dịch khác nhau, đóng vai trò như một nền tảng trung gian.
- Sử dụng bộ định tuyến thông minh, giúp giao dịch dễ dàng thực hiện.
- Người mua và người bán có thể dễ dàng quản lý tài sản vào/ra, giao dịch.
- Hỗ trợ nhà đầu tư dễ dàng lưu trữ nhiều loại tiền điện tử khác nhau.
6.2. Kraken
Kraken là sàn giao dịch tiền điện tử nổi tiếng dành cho các tổ chức, tương tự như Binance và Coinbase. Tại đây, bạn có thể thực hiện giao dịch OTC một cách dễ dàng với khối lượng giao dịch lớn.
Ưu điểm của sàn giao dịch Kraken:
- Có thể đặt lệnh giao dịch tự động thông qua Auto RFQ
- Thanh khoản cao
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Hệ thống thanh toán linh hoạt
6.3. FalconX
Falcon X là nền tảng giao dịch OTC nổi tiếng với các tổ chức. Tại đây, các nhà đầu tư lớn có thể dễ dàng quản lý các chiến lược đầu tư tiền mã hóa của mình bằng quy trình làm việc hiệu quả với giao diện trực quan, dễ sử dụng.
Ưu điểm nổi bật:
- Có nhiều tính năng thông minh, thuật toán hiện đại giúp giao dịch diễn ra dễ dàng.
- Quỹ thanh khoản lớn giúp phòng ngừa biến động giá
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7
- Khả năng thực hiện giao dịch khối lượng lớn, bất kể quy mô
6.4. AlphaPoint eOTC
Nhắc tới những sàn OTC nổi tiếng, chắc chắn không thể bỏ qua AlphaPoint eOTC. Đây là địa chỉ được nhiều nhà đầu tư ưu điểm lựa chọn:
- Hỗ trợ giao dịch thuận lợi cho cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
- Giá theo thời gian thực tùy chỉnh để thực hiện, có thể thực hiện giao dịch với khối lượng lớn mà ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá.
- Quản lý và hỗ trợ tài khoản 24/7
- Có tới hơn 100 đồng tiền điện tử khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn
- Độ bảo mật cao, an toàn, sử dụng các giao thức bảo mật nổi tiếng hàng đầu hiện nay như KYC, AML và 2FA.
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng với cả những nhà đầu tư mới.
6.5. TD Ameritrade
TD Ameritrade là sàn giao dịch nổi tiếng với các nhà đầu tư cá nhân. Đây là nơi nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch OTC như đối với các quỹ đóng. Bạn sẽ không cần ví điện tử để bắt đầu giao dịch.
- Chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
- Là nền tảng lớn, trong đó, giao dịch tiền điện tử là một trong các dịch vụ được TD Ameritrade tập trung phát triển.
- Giao diện ấn tượng, trực quan, dễ sử dụng.
6.6. Whales.Market
Khi tìm hiểu top các sàn OTC Crypto tốt nhất thị trường hiện nay, chắc chắn không thể bỏ qua Whales.Market. Dù chỉ mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng sàn giao dịch OTC này đã nhanh chóng trở nên phổ biến với dòng sản phẩm đa dạng và độ bảo mật cao.
- Sử dụng smart contract để khóa các giao dịch và sẽ chỉ mở khóa sau khi giao dịch đã hoàn tất.
- Quy trình giao dịch đơn giản, dễ thực hiện.
- Cung cấp cả những loại token chưa được niêm yết như EigenLayer, Blast…
- Giao diện dễ sử dụng, phù hợp với cả những nhà đầu tư mới.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ về sàn OTC và biết được các sàn giao dịch OTC uy tín hiện nay. Sàn OTC có cả những ưu điểm và hạn chế. Vì thế, để việc giao dịch hiệu quả, các nhà đầu tư cần hiểu rõ cả những lợi ích và rủi ro để đưa ra chiến lược phù hợp nhất.