Tài sản ròng là yếu tố quan trọng, giúp xác định giá trị tài sản, tình hình tài chính của một nhà đầu tư. Vậy tài sản ròng là gì và cách nhận biết thế nào? Hãy cùng ConnextFX tìm hiểu về loại tài sản này qua bài viết dưới đây. 

1. Tài sản ròng là gì? 

Để hiểu về tài sản ròng là gì và các yếu tố tác động đến giá trị tài sản ròng, hãy cùng tìm hiểu khái niệm của loại tài sản này. 

tai-san-rong-la-gi

1.1. Khái niệm 

Đúng như tên gọi, tài sản ròng là một loại tài sản bao gồm tài sản tài chính và các loại tài sản phi tài chính. Tài sản ròng sẽ không bao gồm các khoản nợ chưa thanh toán trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Vậy thu nhập tài sản ròng là gì? Có thể hiểu, đây là loại thu nhập của một chủ thể sau khi đã trừ đi tất cả các nghĩa vụ nợ hiện có. 

Về mặt chủ thể, tài sản ròng có thể được sở hữu bởi: 

  • Doanh nghiệp: trên báo cáo tài chính, tài sản ròng của doanh nghiệp được thể hiện ở mục vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp tìm hiểu tài sản ròng trong chứng khoán là gì, bạn có thể hiểu rằng đây là một yếu tố thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp và bạn sẽ cần lưu ý vốn chủ sở hữu. 
  • Chính phủ: thể hiện khả năng cân đối tài chính của Chính phủ, có thể được thể hiện thông qua các chính sách tài khoá, tiền tệ.
  • Cá nhân: chính là các loại tài sản tài chính và phi tài chính. 

1.2. Ý nghĩa 

y-nghia-cua-tai-san-rong-la-gi

Tài sản ròng thể hiện sự chênh lệch giữa số lượng tài sản đang sở hữu và số nợ phải trả. Trong trường hợp tài sản ròng là số dương, điều này thể hiện chủ thể đang có nhiều tài hơn nghĩa vụ tài chính, cho thấy dấu hiệu tích cực. Ngược lại, nếu tài sản ròng là số âm, chứng tỏ chủ thể đỏ đang gặp khó khăn trong tài chính. 

Các ngân hàng, tổ chức tài chính thường đặc biệt lưu ý đến tài sản ròng của một chủ thể trong quá trình đánh giá sức khỏe tài chính của chủ thể đó. Từ chỉ số này, các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ quyết định về việc có đầu tư vào chủ thể đó hay không. Tài sản ròng càng lớn càng thể hiện khả năng phát triển, mở rộng và có thể chịu được những biến động của thị trường. 

Trong thị trường chứng khoán, tài sản ròng của một doanh nghiệp thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đó. Dựa vào thông tin này, nhà đầu tư có thể quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không. Đối với chính doanh nghiệp, đây sẽ là một yếu tố để quyết định việc có trả cổ tức cho các cổ đông hay không. 

Đối với một quốc gia, tài sản ròng càng lớn thì sức khỏe tài chính của quốc gia đó càng tốt. Ngược lại, nếu giá trị này âm, Chính phủ sẽ cần có các biện pháp tài khóa, tiền tệ, giảm chi tiêu công, thay đổi các chính sách kinh tế hiện có. 

2. Phân loại tài sản ròng

phan-loai-tai-san-rong

Tài sản ròng được chia thành hai loại chính: 

2.1. Tài sản ròng ngắn hạn

Đúng như tên gọi, tài sản ròng ngắn hạn là các loại tài sản có thời gian sử dụng dưới 1 năm hoặc trong chu kỳ kinh doanh. Do có thời gian sử dụng tương đối thấp nên giá trị của loại tài sản này cũng khá thấp, có sự biến động, thay đổi hình thái khi sử dụng. Các loại tài sản ngắn hạn thường gặp như: tiền, các loại hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn… 

2.2. Tài sản ròng dài hạn

Ngược lại với tài sản ròng ngắn hạn, tài sản dài hạn sẽ có thời gian sử dụng lớn hơn, thường là trên 1 năm hoặc có thể sử dụng cho nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Đồng thời, giá trị tài sản dài hạn cũng khá lớn, ít thay đổi hình thái. Tài sản ròng dài hạn thường được chia thành các loại: 

  • Tài sản cố định: có thể sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Trong đó tài sản hữu hình thường là nhà xưởng, thiết bị, máy móc…, tài sản vô hình có thể là bản quyền tác giả, quyền sử dụng đất…
  • Ngoài ra, tài sản dài hạn còn bao gồm đầu tư tài chính dài hạn, đầu tư bất động sản dài hạn, các khoản phải thu dài hạn… 

tai-san-vo-hinh

3. Cập nhật công thức tính tài sản ròng 

Để tính tài sản ròng, bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:

Giá trị tài sản ròng = tổng số tài sản đang sở hữu – tổng số nợ còn phải trả

Trong đó:

  • Tổng số tài sản đang sở hữu: gồm tất cả các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn của một chủ thể đang sở hữu
  • Tổng số nợ còn phải trả: bao gồm các khoản vay như vay thế chấp, vay tín dụng… 

so-sanh-tai-san-thuan-va-tai-san-rong

4. Tài sản ròng và tài sản thuần khác nhau thế nào? 

Nhiều người thường nhầm tưởng giữa tài sản ròng và tài sản thuần. Tuy nhiên, đây là hai loại tài sản có hai tên gọi khác nhau. Vậy sự khác biệt của tài sản thuần và tài sản ròng là gì? Để phân biệt hai loại tài sản này, bạn có thể dựa theo các tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí Tài sản ròng Tài sản thuần
Khái niệm là một loại tài sản bao gồm tài sản tài chính và các loại tài sản phi tài chính sau khi đã trừ đi số nợ phải trả Được hiểu là giá trị của tài sản ròng, được tính bằng cách lấy tổng tài sản trừ đi số nợ đang nợ nhưng chưa được thanh toán. 
Thể hiện Là một loại tài sản của một chủ thể Là một số liệu thể hiện giá trị của tài sản, trên giá trị sổ sách, tài sản thuần có thể được hiểu là vốn chủ sở hữu của cổ đông. 
Ý nghĩa Thể hiện tiềm lực, sức khỏe tài chính của một chủ thể Cho biết cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của chủ thể

5. Yếu tố có thể tác động đến giá trị tài sản ròng 

yeu-to-anh-huong-den-tai-san-rong

Tài sản ròng là một chỉ số quan trọng đối với nhà đầu tư, giúp đánh giá sức khỏe tài chính, khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Vậy hiện nay, những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị của tài sản ròng là gì? 

  • Tài sản: bao gồm cả các loại tài sản cố định như nhà xưởng, nhà ở, máy móc và các loại tài sản lưu động như hàng tồn kho. Giá trị tài sản càng lớn thì tài sản ròng càng lớn.
  • Nợ: bao gồm tổng số nghĩa vụ tài chính mà chủ thể phải thực hiện. Nợ càng lớn thì tài sản ròng càng thấp, đây là hai chỉ số có tương quan tỷ lệ nghịch.  
  • Hiệu suất kinh doanh: hiệu suất càng cao, kinh doanh tốt, doanh số cao thì lợi nhuận sẽ tăng, dòng tiền cũng sẽ lớn hơn, giúp làm tăng giá trị của tài sản ròng. 
  • Dòng tiền: Đây được hiểu là số tiền mà doanh nghiệp sẽ nhận được và phải chi trả trong một khoảng thời gian. Dòng tiền thường ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lợi nhuận và doanh thu. Đây cũng là yếu tố có tương quan tỷ lệ thuận. 
  • Tình hình kinh tế: sự biến động mạnh mẽ của thị trường sẽ ảnh hưởng đến tài sản ròng. Nền kinh tế càng mạnh thì giá trị tài sản ròng càng cao và ngược lại. 
  • Hiệu quả quản lý tài chính: quản lý tài chính được thể hiện qua việc quản lý các khoản đầu tư, quản lý nợ… Quản lý càng hiệu quả, nợ thấp, thu nhập cao thì tài sản ròng càng cao và ngược lại. 
  • Chính sách cổ tức: Đây cũng là yếu tố có tương quan tỷ lệ thuận, cổ tức càng cao thì tài sản ròng sẽ càng cao. 
  • Ngoài ra, khả năng quản lý rủi ro và các quy định của pháp luật cũng có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản ròng. Đặc biệt là các quy định về thuế. 

Hy vọng qua bài viết trên đây của ConnextFX, bạn đã hiểu tài sản ròng là gì. Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một chủ thể, đó có thể là cá nhân, tổ chức, thậm chí là của một quốc gia. Vì thế, trong quá trình đầu tư chứng khoán, bạn cần hiểu rõ về tài sản ròng để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư hợp lý, có cơ sở. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *