Vùng hỗ trợ và kháng cự là thuật ngữ quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Đặc biệt là những nhà đầu tư mới. Vậy hỗ trợ và kháng cự là gì? Ý nghĩa và cách xác định các vùng này thế nào?
1. Tìm hiểu chung về vùng hỗ trợ và kháng cự
Đúng như tên gọi, vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ được chia thành 2 vùng riêng biệt là vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Cách hiểu đối với hai vùng này sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách đơn giản, tại vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, xu hướng giá của cổ phiếu sẽ đảo chiều trước khi bắt đầu một xu hướng mới. Vậy vùng hỗ trợ và kháng cự có cách hiểu cụ thể như thế nào?
1.1. Vùng hỗ trợ là gì?
Vùng hỗ trợ là vùng mà tại đó, giá cổ cổ phiếu sẽ đảo chiều và cụ thể là đảo chiều từ giảm thành tăng. Đây chỉ là xu hướng nhà đầu tư kỳ vọng. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu bắt đầu vùng kháng cự, lực mua cổ phiếu trên thị trường sẽ có sự tăng mạnh so với lực bán của cổ phiếu ở cùng thời điểm, lúc này, lực mua sẽ chiếm ưu thế hơn.
1.2. Vùng kháng cự là gì?
Ngược lại với vùng hỗ trợ, vùng kháng cự là khu vực mà giá cổ phiếu đang từ xu hướng tăng sẽ đảo chiều ngược lại thành giảm giá. Tại vùng này, lực bán của nhà đầu tư sẽ cao hơn lực mua. Tại vùng này, các nhà đầu tư sẽ thường có tâm lý thận trọng để phòng ngừa rủi ro.
2. Yếu tố hình thành vùng hỗ trợ và kháng cự
Vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ biến động và thay đổi theo giai đoạn, theo thời điểm. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự?
Theo John Murphy – tác giả của cuốn sách “Phân tích thị trường chứng khoán” thì tâm lý thị trường chính là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới vùng hỗ trợ và kháng cự. Chính tâm lý tiếc nuối của nhà đầu tư sẽ tạo nên vùng hỗ trợ và kháng cự.
Hiện nay, trên thị trường chứng khoán, bên cạnh người bán và người mua sẽ có một đối tượng khác đó là người quan sát. Khi giá cổ phiếu giảm, những nhà đầu tư mua được ở mức giá “hời” sẽ thấy tiếc nuối khi giá cổ phiếu tăng trở lại. Những người quan sát cũng sẽ tiếc nuối vì đã không đầu tư, người bán thì tiếc nuối vì bán cổ phiếu ở thời điểm giá thấp. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng tới lực mua và lực bán của thị trường và dẫn tới sự xuất hiện của vùng hỗ trợ và vùng kháng cự.
3. Ý nghĩa của vùng hỗ trợ và kháng cự
Đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới, vùng hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư phân tích hiệu quả và chính xác hơn. Trong giao dịch chứng khoán, vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ có một số ý nghĩa như:
- Là cột mốc, dấu hiệu để nhà đầu tư lựa chọn đúng thời điểm mua hoặc bán cổ phiếu.
- Nhà đầu tư có thể dựa vào sự xuất hiện của 2 vùng này để đưa ra quyết định về việc có nên cắt lỗ hay không, có nên thoát hàng hay đầu tư ở thời điểm hiện tại.
- Dựa vào vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu trong tương lai. Từ đó đưa ra quyết định, kế hoạch đầu tư dài hạn và tối đa hóa lợi nhuận.
4. Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Có thể thấy, vùng hỗ trợ và kháng cự trong chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư. Hai vùng này giúp nhà đầu tư dự đoán được thời điểm mua và bán để đưa ra quyết định hiệu quả, hạn chế rủi ro. Vậy làm thế nào để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự?
4.1. Dựa vào xu hướng
Yếu tố đầu tiên nhà đầu tư cần lưu ý để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự đó là xu hướng của thị trường. Giá cổ phiếu thường theo xu hướng tăng hoặc giảm. Bạn cần lưu ý 2 đỉnh giá trong một khoảng thời gian để xác định xu hướng giá. Tùy theo nhu cầu đầu tư dài hạn hoặc ngắn hạn, bạn có thể xác định khoảng thời gian cụ thể.
Khi cổ phiếu đang trong xu hướng giảm, nếu áp lực bán tăng cao, rất có thể thị trường đang chuẩn bị bước vào giai đoạn kháng cự. Ngược lại, cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, nếu áp lực mua tăng cao, rất có thể thị trường đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hỗ trợ.
4.2. Khi kháng cự và hỗ trợ là một vùng
Nhiều người thường nhầm kháng cự và hỗ trợ là một điểm, nhưng thực tế, đây là một vùng giá, ở đó giá cổ phiếu sẽ có sự đảo chiều. Để xác định vùng giá, bạn cần sử dụng bóng nến trên bản đồ nến. Vậy cách vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự trên biểu đồ nến thế nào?
Cụ thể, đối với vùng hỗ trợ, bạn cần xác định bóng nến ở vùng đỉnh và khoảng cách từ mức giá cao nhất của cổ phiếu đến giá đóng cửa hoặc mở cửa của cổ phiếu. Nếu bóng nến xuất hiện càng nhiều thì vùng kháng cự càng mạnh và ngược lại. Ở vùng kháng cự mạnh, giá cổ phiếu sẽ rất khó đột phá.
Ngược lại, đối với vùng kháng cự, bạn cần lưu ý vùng đáy, xác định khoảng cách của giá thấp nhất đến giá đóng cửa hoặc mở cửa của cổ phiếu. Nếu bóng nến xuất hiện càng nhiều thì vùng hỗ trợ càng mạnh và ngược lại, bạn cần cân nhắc “xuống tiền” ở giai đoạn này.
4.3. Xác định thông qua đường trung bình giá
Một trong những cách để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự đó là sử dụng đường trung bình giá hay còn được gọi là đường MA. Cách xác định này thường được áp dụng và phát huy hiệu quả trong ngắn hạn.
Áp dụng đường trung bình giá sẽ giúp giảm bớt các tín hiệu gây nhiễu. Vùng kháng cự thường sẽ ở phía dưới đường trung bình giá và vùng hỗ trợ nằm ở phía trên của đường này.
5. Lưu ý quan trọng khi giao dịch tại vùng hỗ trợ và kháng cự
Có thể thấy, vùng hỗ trợ và kháng cự có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư xác định được thời điểm thích hợp để đầu tư hoặc quan sát. Tuy nhiên, để việc đặt lệnh hiệu quả, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau khi giao dịch tại hai vùng này:
- Cần xác định rõ thời điểm bắt đầu vùng hỗ trợ và kháng cự, đặt lệnh ngay khi vùng này xuất hiện, không nên mua hoặc bán quá sớm hoặc trước khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự xuất hiện.
- Cần kiên nhẫn để chờ tín hiệu đảo chiều xuất hiện. Bạn không nên nóng vội, dẫn tới bỏ lỡ thời điểm và thu về mức lợi nhuận không như kỳ vọng.
- Vùng hỗ trợ và kháng cự có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Trường hợp 2 vùng này bị phá vỡ, bạn cần bình tĩnh quan sát, chờ thời điểm vùng hỗ trợ hoặc kháng cự xuất hiện trở lại, không nên nóng vội đầu tư khi giá đang có dao động lớn.
Vùng hỗ trợ và kháng cự là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định có nên mua/bán cổ phiếu hay không. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra được lựa chọn chính xác và hạn chế rủi ro nhất. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, từ đó có thêm thông tin khi đánh giá cổ phiếu.