Kể từ khi chính thức triển khai vào đầu tháng 9/2020, BSC đã chứng minh tiềm năng phát triển trước đông đảo nhà đầu tư và cộng đồng người dùng. Tuy vậy, chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ tính chất của Binance Smart Chain (BSC). Vậy nên trong phần tổng hợp sau đây, ConnextFX sẽ giúp bạn đánh giá khái quát về nền tảng Binance Smart Chain. 

1. BSC là gì?

BSC hay Binance Smart Chain là một mạng lưới blockchain hiện đại, được xây dựng theo hướng hoàn thiện hơn so với nền tảng Binance Chain trước đó. Tuy nhiên, BSC chỉ giữ vai trò bổ trợ, vận hành đồng thời chứ không thay thế hoàn toàn phiên bản Binance Chain. 

BSC-la-gi

Nói chung, BSC hoạt động tương tự như một chuỗi khối blockchain thông minh, hỗ trợ người dùng và nhà phát triển hàng loạt công cụ web3, dApp. Việc hỗ trợ Smart Contract cho phép mạng blockchain này nâng cao đáng kể hiệu suất, tạo môi trường thuận lợi cho nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung, trò chơi. 

Đặc biệt, Binance Smart Chain được thiết kế tương thích với hệ thống máy ảo EVM của Ethereum. Nhờ vậy, khả năng tương tác của chuỗi khối này cũng vượt trội hơn. 

2. Cơ chế hoạt động của Binance Smart Chain

2.1. Cách thức đồng thuận 

Binance Smart Chain vận hành dựa theo cơ chế đồng thuận PoSA (Proof of Staked Authority). Đây là mô hình hoạt động kết hợp giữa đặc điểm của thuật toán Proof of Stake và Poof of Authority. 

Co-che-hoat-dong-cua-Binance-Smart-Chain

Trong đó, thời gian tạo khối trên BSC vào khoảng 3 giây. Thành phần giữ vai trò xác thực trong hệ thống này chính là những người tham gia vào chương trình Stake (đóng góp BNB kiếm lãi). 

Để khuyến khích thành viên tham gia xác thực, BSC thường trả một khoản phí dựa theo khối lượng giao dịch mà mỗi thành viên đã xác thực thành công. Bởi không triển khai chương trình trợ cấp khối cho các BNB mới phát hành nên đồng BNB của Binance Smart Chain có thể tránh được tình trạng lạm phát. Ngoài ra, việc giảm dần nguồn cung (đốt BNB định kỳ) cũng giúp nền tảng này duy trì giá trị của đồng BNB. 

2.2. Tiêu chuẩn token

Các mã thông báo khởi chạy trên nền tảng blockchain Binance Smart Chain được thiết kế theo tiêu chuẩn BEP-20. Những mã thông báo xây dựng theo tiêu chuẩn này có chức năng giống như những mã thông báo khởi chạy trên nền tảng Ethereum. 

Tieu-chuan-token

Theo đó, BEP-20 tương tự như bộ khung dành cho mã thông báo hay token phát hành bởi bất kỳ dự án nào hoạt động trong hệ sinh thái Binance Smart Chain. Tiêu chuẩn thiết kế này đề ra nhằm tạo tính thống nhất, định hướng phát triển đồng bộ cho chuỗi khối BSC. 

Khi thực hiện giao dịch trên Binance Smart Chain, khách hàng cần trả một khoản phí nhất định (phí gas) bằng đồng BNB. Một phần của khoản phí này sẽ được chi trả cho thành viên tham gia xác thực giao dịch. 

3. Ưu điểm của Binance Smart Chain

Hệ thống Binance Smart Chain là sự kết hợp của nhiều công nghệ mang tính tiên phong. Theo đó, nền tảng này hoạt động như một chuỗi khối blockchain độc lập với tính bảo mật cao, đảm bảo giao dịch an toàn cho người dùng và tạo điều kiện cho phía nhà phát triển. 

Binance-Smart-Chain-tuong-thich-voi-may-ao-EVM

Mặt khác, việc tương thích với máy ảo EVM giúp mạng lưới công cụ trên cả nền tảng Binance Smart Chain và Ethereum có thể tương tác thuận lợi với nhau hơn. Từ đó rút ngắn thời gian giao dịch, giảm bớt chi phí người dùng phải chi trả. 

Ngoài ra, sự tương thích giữa Binance Smart Chain và Ethereum thông qua máy ảo EVM còn hỗ trợ mở rộng quy mô cho mạng ứng dụng phi tập trung. Đây là tiền đề giúp các nhà phát triển triển khai dự án thuận lợi hơn. 

Hiện nay, BNB thường xuyên nằm trong top 5 mã coin có khối lượng giao dịch, giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Nhờ vậy, nền tảng BSC đã và đang thu hút nhiều đối tượng tham gia, từ người dùng cho đến các nhà phát triển. Cộng đồng người dùng của Binance Smart Chain ngày càng được mở rộng. 

4. Điểm khác biệt giữa Binance Smart Chain và BNB Beacon Chain

BNB Beacon Chain vận hành đồng thời cùng Binance Smart Chain. Hai nền tảng này đều là thành phần quan trọng của hệ sinh thái Binance Chain. Tuy nhiên, BNB Beacon Chain không hoàn toàn giống Binance Smart Chain. Thực tế, BSC được đánh giá cao hơn bởi khả năng tương thích với hệ thống máy ảo EVM. Theo đó, việc tích hợp Smart Contract cũng góp phần giúp BSC thân thiện với người dùng và nhà phát triển hơn. 

Diem-khac-biet-giua-Binance-Smart-Chain-va-BNB-Beacon-Chain

Binance Smart Chain ra đời với mục tiêu tạo thuận lợi cho quá trình triển khai Smart Contract trong hệ sinh thái Binance Chain. Toàn bộ quá trình này hoàn toàn không tác động đến hoạt động vận hành của BNB Beacon Chain. 

Ngoài ra, tiêu chuẩn về mã thông báo của BSC và BNB Beacon Chain cũng không hoàn toàn giống nhau. Cụ thể: 

  • Tiêu chuẩn mã thông báo của BNB Beacon Chain: Là tiêu chuẩn BEP-2, vận hành tương tự như một phân khu quản trị, hỗ trợ triển khai hoạt động vote và staking. 
  • Tiêu chuẩn mã thông báo của BNB Beacon Chain: Là tiêu chuẩn BEP-20, có khả năng tương thích với hệ thống máy ảo EVM cùng hàng loạt ứng dụng phi tập trung, DeFi, Web3, blockchain khác. 

Binance Smart Chain không phải một layer 2 hay giải pháp ngoài chuỗi khác như nhiều người vẫn lầm tưởng. Về cơ bản, BSC hoạt động độc lập như một blockchain riêng. Trong trường hợp BNB Beacon Chain chuyển đổi về trạng thái offline, BSC vẫn hoạt động bình thường. 

Chính bởi khả năng tương thích với máy ảo EVM nên Binance Smart Chain cũng tương thích với hàng loạt công cụ thuộc mạng Ethereum. Nhờ vậy, phía nhà phát triển có thể triển khai thuận lợi các dự án đang khởi chạy trên Ethereum cần chuyển đổi hoặc tương tác với mạng Ethereum. 

Còn về phần người dùng, BSC sẽ hỗ trợ người tham gia tương tác thuận lợi với hàng loạt ứng dụng, tiện ích. Chẳng hạn như ví lưu trữ MataMask hoàn toàn tương thích với mạng Binance Smart Chain.

5. Các dự án chạy trên Binance Smart Chain

Binance Smart Chain đang là nơi khởi chạy của hàng loạt dự án tập trung ở nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như:

  • Khởi tạo và triển khai Smart Contract. 
  • Giám sát hệ thống chuỗi chéo. 
  • Giám sát hoạt động của Smart Contract. 
  • Triển khai hạ tầng blockchain. 

Cac-du-an-chay-tren-Binance-Smart-Chain

Dễ thấy rằng BSC đang tạo điều kiện cho nhiều dự án triển khai, cung cấp đến người dùng các tiện ích, giúp tiết giảm chi phí và thời gian giao dịch. Bởi tương thích với máy ảo EVM nên mạng blockchain này có thể triển khai cơ chế đồng thuận Proof of Stake, tạo điều kiện cho tất cả cộng đồng cùng tham gia quản trị hệ thống, tăng tính phân quyền. 

6. Tương lai phát triển của Binance Smart Chain

Kể từ khi chính thức triển khai vào cuối quý 3 năm 2020, dự án Binance Smart Chain đã nhanh chóng nhận được khoản đầu tư lên đến 100 triệu USD. Cho đến nay, BSC vẫn hoạt động tương đối hiệu quả. 

Sự ra đời của Binance Smart Chain mở ra cơ hội cho hàng loạt dự án, ứng dụng phi tập trung. Kể từ đây, các dự án triển khai trong hệ sinh thái Ethereum có thể tương tác thuận lợi hơn với Binance Chain. 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Binance Smart Chain sẽ vẫn là một trong những blockchain có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai. Sự đi lên của BSC tạo điều kiện cho dApp, DeFi, Web3 trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên khi đầu tư vào bất kỳ dự án nào khởi chạy trên BSC, bạn vẫn nên cân nhắc, phân tích kỹ. 

BSC vận hành tương tự như một chuỗi khối blockchain độc lập. Ưu điểm của nền tảng này là tương thích với máy ảo EVM của Ethereum, tích hợp Smart Contract. Binance Smart Chain hiện là nơi khởi chạy của nhiều dự án dApp, DeFi, Web3 tiềm năng. Hy vọng rằng phần tổng hợp trên đây của ConnextFX đã giúp bạn hiểu một cách chính xác hơn về BSC

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *