Chính sách tiền tệ được xem như hệ thống công cụ quan trọng của mỗi ngân hàng trung ương. Tùy theo bối cảnh phát triển của nền kinh tế, phía ngân hàng TW cần đưa ra chính sách điều chỉnh phù hợp. Trong phần chia sẻ dưới đây, ConnextFX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. 

1. Chính sách tiền tệ là gì?

1.1. Khái niệm 

Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) là hệ thống công cụ hỗ trợ điều phối hoạt động tín dụng, tiền tệ thực thi bởi ngân hàng trung ương. Nhằm ổn định nền kinh tế, cải thiện tốc độ tăng trưởng, ổn định giá cả, làm tỷ lệ thất nghiệp,… 

Chinh-sach-tien-te-la-gi-

Nhìn chung, các chính sách đưa ra bởi ngân hàng TW tại từng quốc gia thường tác động trực tiếp đến thị trường tiền tệ, tổng cung cầu, hoạt động sản xuất. Nhờ hệ thống công cụ đặc biệt này, phía ngân hàng trung ương có thể giúp chính phủ ổn định nền kinh tế.  

1.2. Đặc điểm 

Đặc điểm của chính sách tiền tệ là có tính thắt chặt hoặc tính nới lỏng, tùy bối cảnh áp dụng. Đơn cử như khi lo ngại nền kinh tế tăng trưởng nóng, kéo theo lạm phát, ngân hàng TW cần tìm cách siết chặt hoạt động cho vay, tăng lãi suất. 

Trường hợp nhận thấy nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái hoặc tăng trưởng chậm, phía ngân hàng trung ương lại nới lỏng hoạt động cho vay, giảm lãi suất. Như vậy, các doanh nghiệp thường dễ tiếp cận với vốn vay hơn, thúc đẩy hoạt động sản xuất, tuyển dụng thêm lao động. 

1.3. Ví dụ 

FED hay Cục dự trữ Liên bang Mỹ là một trong những ngân hàng TW có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường tài chính toàn cầu. Mỗi động thái của FED đều tác động mạnh lên thị trường tài chính Mỹ và nhiều quốc gia khác. 

Chẳng hạn như trước tình hình lạm phát tăng cao tại Mỹ năm 2022 do ảnh hưởng của chiến sự giữa Ukraine và Nga, FED đã liên tục tăng lãi suất. Động thái này khiến hàng loạt ngân hàng trung ương lớn khác cũng thắt chặt hoạt động cho vay, tăng lãi suất huy động.  

2. Phân loại chính sách tiền tệ 

2.1. Chính sách tiền tệ quản lý thắt chặt

Ở dạng chính sách tiền tệ quản lý theo hướng thắt chặt, các ngân hàng TW cần tìm cách giảm nguồn cung tiền thông qua việc tăng suất huy động. Khi đó, người có tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn thay vì đầu tư vào các kênh khác. 

Chinh-sach-tien-te-quan-ly-that-chat

Hệ quả của chính sách trên là tổng cầu dần thu hẹp lại, khiến nhu cầu chi tiêu giảm xuống. Khi đó, lạm phát phần nào được kìm hãm. Bên cạnh tăng lãi suất, phía ngân hàng trung ương có thể đưa ra nhiều biện pháp can thiệp khác. Chẳng hạn như điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán chứng khoán. 

2.2. Chính sách tiền tệ mở rộng 

Với dạng chính trách tiền tệ mở rộng, ngân hàng TW thường tập trung bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Khi đó, lãi suất huy động sẽ giảm kéo theo lãi suất cho vay giảm. Doanh nghiệp lúc này dễ tiếp cận với nguồn vốn hơn. Khi có vốn, doanh nghiệp có thể mạnh tay đầu tư vào sản xuất, tuyển dụng thêm lao động. 

Ngoài tăng lãi suất, hàng nhà nước đôi khi còn triển khai đồng thời nhiều giải pháp khác. Ví dụ như giảm dự trữ bắt buộc, tăng mua chứng khoán. 

3. Tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế 

3.1. Kiềm chế lạm phát, ổn định đồng nội tệ 

Một trong những tác động chính của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế là kiềm chế lạm phát, bình ổn giá trị đồng nội tệ. Trong đó, giá trị của đồng nội tệ được xác định theo 2 khía cạnh cơ bản. Cụ thể: 

  • Sức mua của đồng nội tệ: Dựa theo chỉ số đo đường giá hàng hóa, dịch vụ nội địa. 
  • Sức mua với các đồng ngoại tệ: Dựa theo tỷ giá của đồng nội tệ với ngoại tệ. 

Kiem-che-lam-phat-on-dinh-dong-noi-te

Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng mặc dù dùng hướng đến mục tiêu ổn định đồng nội tệ nhưng tỷ lệ lạm phát rất khó bằng 0. Bởi nếu không có lạm phát, nền kinh tế cũng không thể tăng trưởng. Mức lạm phát vẫn cần duy trì ở mức vừa phải, thúc đẩy phát triển nhưng không tạo gánh nặng chi tiêu cho người dân. 

3.2. Giảm tỷ lệ thất nghiệp 

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội. Lúc này, phía ngân hàng TW cần đưa ra chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, tăng sản xuất, mở rộng thị trường. 

Thông qua việc giảm lãi suất cho vay, nới lỏng chính sách kiềm chế lạm phát, ngân hàng TW có thể phần nào kéo tỷ lệ thất nghiệp xuống thấp. 

3.3. Cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế

Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là mục tiêu quan trọng của mọi chính phủ. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa phù hợp kết hợp chính sách tiền tệ triển khai bởi phía ngân hàng TW. 

Tinh-hinh-lam-phat

Trong đó, bình ổn giá đồng nội tệ cần phải được chú trọng. Bởi đây là chỉ số quan trọng cho thấy người dân có tin tưởng vào chính phủ hay không. Muốn duy trì sự ổn định của đồng nội tệ, phía chính phủ và ngân hàng TW cần triển khai nhiều biện pháp phù hợp theo bối cảnh kinh tế. 

3.4. Ổn định giá hàng hóa 

Chỉ số giá cả hàng hóa ổn định, không xuất hiện biến động tạo điều kiện cho chính phủ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế. Trong đó, môi trường kinh tế ổn định sẽ thu hút đầu từ nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, kích thích nhu cầu chi tiêu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội. 

3.4. Ổn định lãi suất 

Hầu hết chính sách đưa ra bởi ngân hàng TW đều tác động đến lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Dựa theo bối cảnh thực tế của nền kinh tế, lãi suất sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm. 

4. Một số công cụ điều phối của chính sách tiền tệ 

4.1. Bơm tiền vào thị trường qua hệ thống ngân hàng thương mại 

Đây là công cụ tín dụng cho phép phía ngân hàng trung ương cung cấp thêm tiền cho điền kinh tế. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, nguồn tiền sẽ được phân bố đến doanh nghiệp, khách hàng cá nhân bằng các phần vay, tạo lực đẩy cho hoạt động sản xuất và chi tiêu. 

Bom-tien-vao-thi-truong-qua-he-thong-ngan-hang-thuong-mai

4.2. Tăng hoặc giảm dự trữ bắt buộc 

Nhằm duy trì khả năng thanh khoản, tất cả ngân hàng thương mại phải đảm bảo tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và các khoản tiền gửi theo quy định của ngân hàng TW. Việc điều chỉnh tăng hoặc giảm dự sự bắt buộc có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của mỗi ngân hàng. 

4.3. Điều phối lãi suất 

Lãi suất là công cụ quan trọng trong mỗi chính sách tiền tệ. Việc tăng hay giảm lãi suất đều tác động lên hoạt động sản xuất, kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp. Quy định về lãi suất cho vay và huy động thường thay đổi theo từng thời điểm, dựa theo bối cảnh của nền kinh tế. 

4.4. Nghiệp vụ thị trường theo hướng mở

Đây được hiểu là việc ngân hàng TW tiến hành mua bán chứng từ có giá trị trong ngắn hạn. Hoạt động mua bán này tác động đến mức dự trữ tại hệ thống ngân hàng thương mại. Hệ quả là cung ứng tín dụng tăng, gây biến động khối lượng tiền tệ.  

4.5. Điều chỉnh hạn mức tín dụng 

Với công cụ này, phía ngân hàng TW có thể can thiệp, kiểm soát khối lượng tín dụng. Trong đó, hạn mức tín dụng được hiểu là mức dư nợ cao nhất theo quy định của phía ngân hàng TW áp dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại trong quá trình cung cấp tín dụng. 

4.6. Can thiệp vào tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được hiểu là mối tương quan giữa khối lượng mua giữa ngoại tệ và nội tệ. Chỉ số này cho thấy sức mua nội tệ. Nhìn chung, tỷ giá hối đoái tương tự như công cụ hỗ trợ điều tiết ngoại tệ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. 

Can-thiep-vao-ty-gia-hoi-doai

Dựa theo tình hình hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, khả năng thu hút vốn, tỷ lệ dự trữ,… Ngân hàng TW sẽ đưa ra chính sách cụ thể để can thiệp vào tỷ giá hối đoái. 

Tuy rằng không thể tác động đến lượng tiền lưu thông trên thị trường nhưng giải pháp can thiệp vào tỷ giá hối đoái vẫn hỗ trợ đắc lực khi triển khai chính sách tiền tệ.  

5. Yếu tố tác động đến chính sách tiền tệ  

5.1. Tình hình lạm phát

Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng liên tục nhưng thu nhập không cải thiện tương xứng khiến đời sống của phần đông người dân giảm sút. Khi đó, ngân hàng trung ương cần tìm cách can thiệp, kìm hãm lạm phát, ổn định nền nền kinh tế. 

Dễ thấy nhất là chính sách tăng lãi suất huy động và cho vay. Lúc này, cá nhân và tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ gửi vào ngân hàng nhiều hơn. Đồng thời, việc siết chặt hoạt động cho vay cũng phần nào kìm hãm tốc độ sản xuất, hàng hóa không còn sản xuất một cách ồ ạt, khiến giá cả giảm hoặc không tăng liên tục. 

5.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến chính sách tài tiền tệ của ngân hàng trung ương. Theo đó, việc điều chỉnh lãi suất thường tác động đến thị trường tín dụng, đầu tư. 

Ngoài ra, phía ngân hàng TW đôi khi sẽ can thiệp vào hoạt động quản lý nguồn cung tiền. Ví dụ như mua trái phiếu chính phủ nhằm bổ sung thêm tiền, thúc đẩy tăng trưởng. 

5.3. Tình hình của hệ thống ngân hàng 

Tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng là yếu tố quan trọng để ngân hàng TW đưa ra chính sách tiền tệ can thiệp. Hệ thống các ngân hàng thương mại đều chịu sự chi phối của ngân hàng TW. Thông qua hệ thống này, nguồn tiền sẽ được hút vào hoặc bơm ra thị trường, tùy bối cảnh. 

Khi nhận thấy dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới, phía ngân hàng TW cần chủ động đưa ra biện pháp ngăn chặn, hoặc giảm thiểu tác động. Chẳng hạn như siết chặt hoạt động cho vay, kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền. 

Chính sách tiền tệ triển khai bởi phía ngân hàng trung ương giúp duy trì lạm phát ở mức phù hợp, tăng cường tạo mới việc làm, ổn định nền kinh tế. Từ chia sẻ trong bài viết trên đây của ConnextFX hy vọng bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của chính sách tiền tệ! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *