Force sell là tình trạng nhiều người gặp phải trong quá trình vay margin, đặc biệt là khi mã cổ phiếu nhà đầu tư sở hữu bị giảm mạnh. Vậy force sell là gì và cách phòng tránh thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này qua bài viết dưới đây. 

1. Force Sell là gì? 

Để tránh tình trạng bị force sell, nhà đầu tư cần hiểu rõ force sell là gì. 

force-sell-la-gi

1.1. Khái niệm 

Force sell hay còn được gọi là thanh lý bắt buộc. Đây là tình trạng nhà đầu tư sẽ gặp phải khi nhà đầu tư sử dụng margin và tài khoản đang ở dưới mức ký quỹ tối thiểu theo quy định của công ty chứng khoán. 

Khi không thể đảm bảo đủ tỷ lệ ký quỹ, công ty chứng khoán có thể bán giải chấp cổ phiếu trong danh mục của nhà đầu tư để duy trì tỷ lệ margin trong mức cho phép. Điều này đảm bảo tài khoản của nhà đầu tư luôn ở mức an toàn mà không cần nạp thêm tiền vào tài khoản. 

Bán giải chấp hay còn được gọi là thanh lý bắt buộc. Sau khi bị call margin và bán giải chấp cổ phiếu, tổng tài sản của nhà đầu tư sẽ bị giảm mạnh. Lúc này, nhà đầu tư sẽ khó có thể quản lý rủi ro cho danh mục của mình mà sẽ bị phụ thuộc vào công ty chứng khoán. 

force-sell-trong-chung-khoan

1.2. Ví dụ minh họa

Để hiểu hơn về tình trạng force, hãy cùng tìm hiểu ví dụ dưới đây: 

Nhà đầu tư X mua cổ phiếu của công ty A với giá 50.000đ/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu mua vào là 2.000 cổ phiếu. Ông X có 50.000.000đ trong tài khoản, ông X quyết định vay margin thêm 50.000.000đ từ công ty chứng khoán. 

Theo quy định của công ty chứng khoán, tỷ lệ ký quỹ là 40% và tỷ lệ ký quỹ giải chấp là 30%. Trong trường hợp này, ông X đã ký quỹ 50.000.000/100.000.000 = 50%.

Sau một thời gian, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 40.000đ/cổ phiếu, do cổ phiếu giảm giá, tổng tài sản của ông X cũng giảm xuống còn: 40.000 x 2000 = 80.000.000đ. Lúc này, tài sản của ông X sẽ còn 80.000.000 – 50.000.000 = 30.000.000đ, tương ứng với tỷ lệ ký quỹ là 37,5%. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ ký quỹ của ông X thấp hơn mức quy định và bị call margin.

Nếu mã cổ phiếu tiếp tục giảm xuống còn 35.000đ/cổ phiếu, tài sản của ông X còn: 35.000 x 2.000 = 70.000.000đ và tài sản thực là 20.000.000đ, tương ứng với tỷ lệ ký quỹ là 28,6%. Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp nên ông X sẽ bị force sell. Lúc này, công ty chứng khoán có thể đơn phương bán cổ phiếu của ông X để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ở trong mức quy định. 

force-sell-xuat-hien-khi-vay-margin

2. Trường hợp nhà đầu tư bị xem là Force Sell 

Như đã giải thích ở trên, nhà đầu tư sẽ bị force sell khi tỷ lệ ký quỹ ở dưới ngưỡng ký quỹ giải chấp. Mức ký quỹ giải chấp sẽ do công ty chứng khoán quy định. Tình trạng này thường xảy ra khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. 

Trước khi tiến hành bán giải chấp, công ty sẽ thông báo, thường tình trạng này sẽ xảy ra sau khi nhà đầu tư bị call margin. Sau thời hạn quy định, nếu không nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu, công ty chứng khoán sẽ tiến hành thanh lý bắt buộc để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng quy định. 

3. Cách phòng tránh để không bị rơi vào Force Sell 

lam-sao-de-tranh-bi-force-sell

Hình thức vay ký quỹ đang là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư để tăng cơ hội sinh lời. Tuy nhiên, margin luôn là con dao hai lưỡi, có thể đem lại lợi nhuận nhưng cũng có nhiều rủi ro. Trong đó, force sell là rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy nhất. Để tránh tình trạng bị thanh lý bắt buộc, nhà đầu tư cần lưu ý: 

  • Chỉ nên vay ký quỹ khi đầu tư ngắn hạn, không nên áp dụng với hình thức đầu tư dài hạn.
  • Cần có kinh nghiệm, sự am hiểu thị trường nhất định khi vay ký quỹ. Những nhà đầu tư mới không nên vội vã vay margin để tránh tình trạng bị force sell. 
  • Nên sử dụng khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng, không nên vay margin khi thị trường có dấu hiệu tiêu cực. 
  • Nhà đầu tư cần xây dựng danh mục đầu tư phù hợp, bao gồm cả các mã cổ phiếu dài hạn, các mã cổ phiếu phù hợp để “lướt sóng”. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro, tạo sự cân bằng khi thị trường biến động. 

4. Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu force sell là gì. Thanh lý bắt buộc là tình trạng không ai muốn đối mặt. Vì thế, các nhà đầu tư cần có chiến lược quản trị rủi ro cho riêng mình, lựa chọn mã cổ phiếu phù hợp để tránh bị force sell, dẫn tới những rủi ro khó có thể kiểm soát. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *