Hợp đồng quyền chọn chắc hẳn là một thuật ngữ không mấy xa lạ với những tay chơi chứng khoán. Đây là một công cụ phái sinh, hỗ trợ trong việc đầu tư chứng khoán sao cho hiệu quả. Qua bài viết sau đây, hãy cùng ConnextFX tìm hiểu ngay chi tiết về loại hợp đồng chứng khoán này, cũng như các sàn giao dịch hợp đồng quyền chọn hiện nay nhé!
1. Hợp đồng quyền chọn là gì?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định cụ thể như sau:
Hợp đồng quyền chọn là loại chứng khoán phái sinh, xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
- a) Mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai;
- b) Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
Theo đó, hợp đồng quyền chọn chính là một loại chứng khoán phái sinh, dùng để xác nhận quyền của người mua cũng như nghĩa vụ của người bán khi thực hiện một trong các giao dịch sau đây:
- Mua hay bán số lượng tài sản cơ sở nhất định dựa theo mức giá thực hiện được xác định vào thời điểm trước hay vào ngày đã xác định trong tương lai;
- Thanh toán các khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng cũng như giá trị tài sản cơ sở vào thời điểm trước hay tại ngày đã xác định trong tương lai.
1.1. Định nghĩa
Hợp đồng quyền chọn hay Option Contract là một loại công cụ tài chính phái sinh. Nó cung cấp cho người sở hữu quyền mua hoặc bán một số lượng cụ thể của tài sản cơ sở với giá định trước tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai.
Theo khoản 3 Điều 64 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hợp đồng về quyền chọn bán hoặc quyền chọn mua là thỏa thuận, theo đó bên mua có quyền được mua hoặc được bán một hàng hoá xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó.”
Về bản chất, hợp đồng này tương tự như các hợp đồng thông thường vì nó là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên tham gia, tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Option Contract thường được giao dịch thông qua sở giao dịch hàng hóa, tức là thông qua một chủ thể trung gian.
Do đó, việc giao dịch phải tuân theo quy chế hoạt động của sở giao dịch hàng hóa. Điều này có nghĩa rằng giao dịch hợp đồng quyền chọn được thực hiện theo nguyên tắc khớp lệnh khi các lệnh mua bán tương thích về giá, khối lượng và thời điểm.
Khi hai lệnh mua và bán quyền được khớp (hoặc khi Option Contract được thiết lập), bên mua và bên bán thường không biết đối tác giao dịch của mình là ai. Vì thế, hợp đồng này cũng xem như hợp đồng kỳ hạn, nên được xem như là sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia hợp đồng.
1.2. Ví dụ
Ngày 25/09/2022, bên A mua hợp đồng quyền chọn từ bên B, với quyền mua 250 cổ phiếu Y ở mức giá 6$/cổ phiếu, thời hạn hợp đồng là 6 tháng.
Đến ngày đáo hạn là 14/12/2022, bên A có quyền mua cổ phiếu Y với giá 6$/cổ phiếu. Trong tình huống này, nếu bên A quyết định thực hiện quyền chọn và mua 250 cổ phiếu Y từ bên B, thì bên B phải bán cổ phiếu với giá 6$/cổ phiếu, bất kể giá thị trường của cổ phiếu đó tăng hay giảm.
Option Contract có nhiều loại và đặc điểm khác nhau, phân chia dựa trên các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:
- Theo thời gian thực hiện hợp đồng: Hợp đồng kiểu Mỹ hoặc châu Âu.
- Theo loại tài sản cơ sở: Có thể là hợp đồng tương lai, hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số cổ phiếu, tiền tệ, hoặc lãi suất.
Dù vậy, về cơ bản, hợp đồng này được chia thành hai loại chính là mua và bán. Vậy quyền chọn mua là gì? và Mua quyền chọn bán là gì?
- Quyền chọn mua (Call Option) là một công cụ tài chính cho phép người sở hữu thực hiện mua tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định trước.
- Ngược lại, quyền chọn bán hay mua quyền chọn bán (Put Option) là quyền cho phép người sở hữu có quyền giao dịch bán tài sản cơ sở vào một thời điểm trong tương lai với mức giá đã xác định trước.
2. Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
Vậy đặc điểm của Option Contract là gì? Dựa theo quy định, Option Contract được cấu thành bởi các yếu tố chính sau:
- Tài sản cơ sở: Đây là loại tài sản mà hợp đồng dựa trên, có thể bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ,… hoặc các tài sản tài chính khác.
- Thời điểm xác định trong tương lai: Là ngày đáo hạn của hợp đồng – ngày mà các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng sẽ được thực hiện.
- Giá thỏa thuận: Là mức giá được xác định trước cho việc mua/bán tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
- Kỳ hạn hợp đồng: Là khoảng thời gian từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày đáo hạn.
3. Vì sao nhiều nhà đầu tư lại lựa chọn hợp đồng quyền chọn?
Các trader chứng khoán có thể phân tích xu hướng và biến động giá của hàng hóa chính xác hơn nhờ vào khoảng thời gian dài từ khi mua hợp đồng cho đến khi đáo hạn. Điều này cho phép họ đánh giá sự biến động giá cả và ra quyết định mua hoặc bán một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, người chơi chứng khoán còn có thể đạt được lợi nhuận tối ưu khi giao dịch thông qua việc bán quyền chọn. Bằng cách này, họ có thể tạo ra lợi nhuận kép, tối ưu hóa thu nhập từ các giao dịch.
Nó cũng giúp giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu, bởi vì nhà đầu tư có thể hưởng lợi từ biến động giá chứng khoán mà không cần phải thanh toán toàn bộ giá trị của mã chứng khoán đó.
4. Rủi ro khi giao dịch với hợp đồng quyền chọn
Với Option Contract sẽ mang tính phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, đòi hỏi nhà đầu tư cần có sự hiểu biết sâu sắc để tránh những tổn thất đáng kể. Việc đầu cơ quá mức có thể xảy ra, dẫn đến sự biến động giá chứng khoán vượt quá biên độ dự kiến. Thêm vào đó, thanh khoản của hợp đồng này có thể thấp, làm cho việc mua bán các hợp đồng này trở nên khó khăn hơn.
5. Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường nào?
Hiện nay, những sản phẩm về chứng khoán phái sinh đang được thực hiện giao dịch tại 2 thị trường chính là thị trường tập trung và phi tập trung.
5.1. Thị trường tập trung
Thị trường tập trung có tính minh bạch cao. Là nơi các thông tin về giá cả và dữ liệu được công bố rõ ràng vào cuối ngày. Khi giao dịch trên thị trường này, hợp đồng được chuẩn hóa về quy mô, số lượng và chất lượng hàng hóa. Điều này giúp tăng tính thanh khoản của loại hợp đồng chứng khoán này và dễ dàng chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư.
5.2. Thị trường phi tập trung
Khi giao dịch trên thị trường phi tập trung, các hợp đồng được giao dịch dựa trên sự thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên mua và bán, không có sự can thiệp từ bên thứ ba. Thị trường này mang lại tính linh hoạt cao và khả năng tùy chỉnh sản phẩm, nhưng các thông tin về sản phẩm không được niêm yết công khai trên sàn giao dịch.
Điều này dẫn đến khả năng thanh khoản thấp, với số lượng giao dịch thường ít và chỉ chiếm khoảng 2% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. Ở Việt Nam, hiện nay chỉ có hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh được niêm yết trên sàn giao dịch.
Tài sản cơ sở của các hợp đồng này chủ yếu là ngoại tệ và ngoại hối. Các giao dịch Option Contract ở nước ta ngày nay vẫn chưa được mở rộng và chủ yếu diễn ra trên thị trường phi tập trung.
6. Lưu ý khi giao dịch hợp đồng quyền chọn
Thực hiện giao dịch loại hợp đồng này ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến. Chính vì vậy mà nó sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Để giao dịch và đầu tư hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm quan trọng:
- Phân tích thị trường: Nhà đầu tư cần thực hiện phân tích kỹ lưỡng thị trường, đánh giá tiềm năng tăng trưởng và biến động giá của tài sản. Cập nhật thông tin về báo cáo tài chính, sự kiện thị trường và biến động giá để dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm giá và chọn loại quyền chọn phù hợp.
- Quản lý rủi ro: Nếu biến động giá không đi theo dự đoán ban đầu, nhà đầu tư nên bỏ quyền chọn kịp thời để hạn chế lỗ. Cắt lỗ khi cần giúp giảm thiểu tổn thất.
- Đầu cơ và phân tích kỹ thuật: Nhà đầu tư cần chú ý đến ảnh hưởng của tình trạng đầu cơ trên thị trường, vì điều này có thể làm biến động giá cổ phiếu. Phân tích kỹ thuật chính xác giúp nhận định giá chứng khoán và chọn quyền chọn phù hợp.
- Chiến lược kết hợp: Có thể chọn nắm giữ cả quyền chọn mua và quyền chọn bán để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận, đặc biệt khi không chắc chắn về xu hướng giá.
- Chốt lời hợp lý: Khi mua quyền chọn mua và giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu để thu lợi nhuận. Tránh chờ đợi giá tăng thêm vì nguy cơ thị trường bị đầu cơ có thể cao.
- Tận dụng quyền chọn bán: Khi mua quyền chọn bán và giá cổ phiếu hiện tại thấp hơn giá thực hiện, nhà đầu tư có thể thỏa thuận bán cổ phiếu với giá cao hơn giá thực hiện để thu lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ là chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện tại và giá thực hiện, cộng với phí quyền chọn.
Bài viết đã cung cấp tất tần tật những thông tin liên quan về hợp đồng quyền chọn. Hy vọng rằng các bạn đọc tại ConnextFX đã phần nào có thể giải đáp được những thắc mắc về loại hợp đồng chứng khoán này!