Bitcoin là cánh cửa mở ra một không gian mới của tiền tệ kỹ thuật số. Cùng nguồn gốc và sự xuất hiện có phần “bí ẩn” vào năm 2008, Bitcoin chính là một phần không thể thiếu của cả hệ thống tài chính toàn cầu và cộng đồng các nhà đầu tư. Bài viết dưới đây của Connextfx sẽ giải mã câu hỏi Bitcoin là gì cùng những thông tin liên quan.

Bitcoin là gì

Tổng quan về Bitcoin 

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một định dạng tiền tệ kỹ thuật số mới, hoạt động trên mạng internet mà không cần sự can thiệp của bất kỳ tổ chức tài chính nào.

Điều này có nghĩa sẽ không có ngân hàng trung ương hay có tổ chức tài chính trung gian nào kiểm soát hoặc quản lý việc phát hành và giao dịch Bitcoin. Thay vào đó, Bitcoin sử dụng một hệ thống phân phối phân tán được gọi là “blockchain” để xác nhận và ghi lại các giao dịch.

Bitcoin có từ khi nào?

Bitcoin có từ khi nào?

Vào năm 2007, “Satoshi Nakamoto” đã sáng tạo ra Bitcoin với niềm tin tiền đề rằng có thể xây dựng một hệ thống giao dịch mà không cần dựa trên sự tin tưởng tuyệt đối đối với bất kỳ thành viên nào tham gia giao dịch. 

Trong năm 2008, tên miền Bitcoin.org đã được đăng ký và vào ngày 31/08/2008, Satoshi lần đầu tiên đề cập đến Bitcoin trong một bản báo cáo về phương thức thanh toán ngang hàng (peer-to-peer). 

Ngày 03/01/2009, Bitcoin đã được triển khai với Genesis Block – khối đầu tiên của Bitcoin. “Viên gạch đầu tiên” này được thực hiện trong giao dịch giữa Satoshi và nhà mật mã học Hal Finney vào ngày 12/01/2009, bằng việc chuyển giao 10 BTC, ghi nhận sự xuất hiện của một đồng tiền điện tử không phụ thuộc vào sự kiểm soát của bất kỳ tổ chức nào, bao gồm cả chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. 

Đi qua nhiều biến động của hệ thống tài chính ngoài kia, Bitcoin đã dần dần bước sâu vào tâm thức các nhà giao dịch và được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Người sáng tạo đồng tiền số Bitcoin

Người được cho là đã sáng tạo ra Bitcoin được biết đến với bí danh là “Satoshi Nakamoto”, tuy nhiên, danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay. Vào tháng 10 năm 2008, “Satoshi Nakamoto” đã phát hành “sách trắng” (White Paper) đầu tiên về Bitcoin bằng một bài báo cáo mang tiêu đề “Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System”. Trong bản báo cáo này, “Satoshi” đã mô tả một phương pháp mới để tạo ra và quản lý một loại tiền tệ kỹ thuật số mà không cần phải thông qua các bên trung gian truyền thống. Từ đây, chính thức đánh dấu bước đột phá và mở ra cánh cửa cho một hệ thống tiền tệ phi tập trung và độc lập.

Lý do Bitcoin ra đời

Sự ra đời của Bitcoin ghi nhận bước tiến lớn trong lịch sử tài chính và là một phản ứng mạnh mẽ với những hạn chế của hệ thống truyền thống. Trong cách vận hành của thế giới tài chính trước đó, việc giao dịch và lưu trữ tiền tệ thường phụ thuộc vào các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác, điều này gây ra ra sự phụ thuộc đáng kể của người tiêu dùng, người giao dịch đối với các trung tâm tài chính và còn mở ra nguy cơ của việc mất giá trị tiền tệ do lạm phát.

Bitcoin ra đời với một tư duy hoàn toàn mới, một hệ thống thanh toán mà không cần phải dựa vào vào bất kỳ tổ chức trung gian nào. Bằng cách sử dụng công nghệ blockchain và mã hóa mạnh mẽ, Bitcoin loại bỏ sự cần thiết của bên thứ ba và tạo ra một môi trường thanh toán phi tập trung, nơi mà mỗi giao dịch được xác nhận và ghi lại một cách minh bạch.

Tại sao Bitcoin có giá trị?

Yếu Tố Khan Hiếm Của Bitcoin

Giới hạn cung cấp tối đa của Bitcoin là 21 triệu đồng dựa theo thiết kế cố định ban đầu của nó, điều này góp phần tạo ra một tình trạng khan hiếm tương tự như vàng và các tài sản có giới hạn khác. Khi nguồn cầu không ngừng tăng lên do sự gia tăng của người tham gia giao dịch Bitcoin, mức giá của nó cũng có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn, khi số lượng người dùng Bitcoin tăng lên, nguồn cung cấp không thể tăng thêm, dẫn đến một tình trạng cạnh tranh giữa các người dùng về việc sở hữu Bitcoin, từ đó đẩy cao giá trị của nó. 

Mô Hình Cung Cầu Của Bitcoin

Mô Hình Cung Cầu Của Bitcoin

Bitcoin Halving chính là một sự kiện quan trọng thể hiện mô hình cung – cầu đặc biệt trong hệ thống Bitcoin, khi mà phần thưởng cho “các thợ đào” giảm đi một nửa. Điều này diễn ra khoảng 4 năm một lần, hoặc cụ thể là sau khi 210.000 khối mới được khai thác. Tương tự như các thị trường tiền tệ khác, nếu FED điều chỉnh lãi suất để ổn định giá cả trên thị trường thì Satoshi Nakamoto – “cha đẻ” của đồng tiền số, đã đặt ra nguồn cung giới hạn là 21 triệu Bitcoin để kiểm soát tình trạng lạm phát và tăng giá trị của đồng tiền. Tất nhiên, điều này làm chậm lại quá trình tạo ra đồng Bitcoin mới, khiến Bitcoin trở nên “khan hiếm” và được ví như “đồng vàng kỹ thuật số”.

Để hình dung đơn giản: Giả sử bạn là một nhà đầu tư và muốn đầu tư vào một tài sản lưu trữ giá trị và bạn quyết định chọn Bitcoin vì tính khan hiếm của nó. Nếu có một người khác cũng muốn mua Bitcoin cùng lúc với bạn, nhưng Bitcoin chỉ có một số lượng cố định và không thể tăng thêm, giá của nó sẽ tăng lên để phản ánh sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Điều này làm cho Bitcoin trở thành một tài sản có giá trị đối với những người muốn đầu tư vào một tài sản an toàn và có tiềm năng tăng giá trị cao trong tương lai.

An toàn và Rủi ro của Bitcoin

Cơ chế bảo mật của Bitcoin và công nghệ Blockchain

Blockchain hay còn gọi là chuỗi khối, từ lâu đã là một công nghệ quan trọng giúp Bitcoin hoạt động an toàn và minh bạch. Nó giống như một quyển sổ ghi chép công cộng, lưu trữ tất cả các giao dịch Bitcoin. Mỗi giao dịch mới được thêm vào một khối mới, và mỗi khối được liên kết với nhau, tạo thành một chuỗi không thể thay đổi. Điều này đảm bảo rằng mọi giao dịch là minh bạch và không thể bị sửa đổi một cách dễ dàng.

Ví dụ: Nếu bạn trao đổi 1BTC cho bất kỳ ai, thông tin về giao dịch đó sẽ được ghi lại trong một khối mới của blockchain.

Ngoài ra, Bitcoin còn sử dụng mã hóa để bảo vệ thông tin cá nhân và giao dịch. Mã hóa là quá trình biến thông tin thành dạng mã hóa, làm cho thông tin đó chỉ có thể đọc được bởi những người có chìa khóa phù hợp giống như mỗi một ổ khóa chỉ có một chìa tương ứng để mở ra.

Rủi ro của Bitcoin

Rủi ro về thị trường

Bitcoin cũng gặp phải những biến động giống như bất kỳ loại đầu tư nào khác. Giá trị của nó có thể biến đổi theo biến động của thị trường. Trong vòng 10 năm ngắn ngủi kể từ khi ra đời, giá trị của đồng tiền này đã trải qua nhiều bước ngoặt mạnh mẽ. 

Vào năm 2013, giá Bitcoin đã từng giảm đến 61%, theo thống kê của Cơ quan Bảo vệ Người tiêu dùng Tài chính (CFPB). Và đến năm 2014, giá của Bitcoin đã ghi nhận mức giảm kỷ lục lên đến 80%. Điều này cho thấy rõ rằng thị trường Bitcoin có thể đối mặt với sự biến động lớn và không dễ dàng dự đoán.

Rủi ro về bảo mật, đánh cắp

Rủi ro về bảo mật, đánh cắp

Các sàn giao dịch Bitcoin với tính chất hoàn toàn kỹ thuật số của chúng sẽ khó tránh khỏi 100% rủi ro bị tấn công bởi hacker hoặc phần mềm độc hại. Tương tự như các hệ thống tiền ảo khác, chúng có thể bị xâm nhập và dữ liệu của người dùng bị đánh cắp. Mt. Gox từng là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới trước khi bị hack và phá sản vào năm 2014. Hacker đã tấn công vào hệ thống của Mt. Gox và đánh cắp hơn 850.000 Bitcoin, tương đương khoảng 473 triệu USD vào thời điểm đó. Hay Coincheck, một sàn giao dịch Bitcoin và altcoin hàng đầu tại Nhật Bản, đã bị tấn công vào năm 2018 và hacker đã đánh cắp hơn 500 triệu USD trong các đồng NEM (một loại tiền ảo khác) từ các ví của người dùng.

Biện pháp bảo vệ tài sản Bitcoin

  • Sử dụng Ví Bitcoin an toàn: Sử dụng các loại ví Bitcoin an toàn là một biện pháp quan trọng để bảo vệ tài sản. Ví lưu trữ ngoại tuyến (ví lạnh) là một lựa chọn phổ biến, vì chúng không kết nối với Internet và do đó khó bị hack. Ví phần cứng như Ledger Nano S hoặc Trezor là những ví lạnh phổ biến và đáng tin cậy.
  • Đa dạng hóa (Diversification): Phân bố tài sản Bitcoin vào nhiều ví và nhiều loại lưu trữ khác nhau là một biện pháp bảo vệ tài sản hiệu quả. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nếu một trong các ví của bạn bị tấn công hoặc mất mát
  • Thực hiện biện pháp bảo mật chặt chẽ: Bảo vệ tài khoản Bitcoin của bạn bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh, không chia sẻ thông tin cá nhân quan trọng và thường xuyên cập nhật phần mềm của các ví Bitcoin để bảo đảm tính an toàn. Bạn có thể xem xét sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) để kích hoạt xác thực hai yếu tố trên các sàn giao dịch và ví Bitcoin của bạn để tăng cường bảo mật. Ví dụ, sử dụng ứng dụng xác thực Google Authenticator hoặc mã SMS để xác thực các giao dịch và đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá Bitcoin

Giá của Bitcoin hiện tại

Giá Bitcoin hôm nay (24/04/2024):

  • Giá: 1 Bitcoin = 1.698.470.484,00 Đồng
  • Thay đổi: Giảm -0.35% trong 24 giờ qua
  • Vốn hóa thị trường: 1.314.73 Tỷ USD
  • Khối lượng giao dịch: 24,25 Tỷ USD (trong 24 giờ qua)

Lưu ý: Giá Bitcoin có thể thay đổi nhanh chóng và biến động mạnh. Thông tin Connextfx đưa ra sẽ mang tính chất tham khảo tại thời điểm hiện tại (tương đồng với thời gian cụ thể bài đăng cung cấp về giá Bitcoin)

Nguyên nhân khiến giá bitcoin biến động

Nguyên nhân khiến giá Bitcoin biến động rất đa dạng và có thể được phân tích qua một số yếu tố như sau:

  • Tin tức và sự kiện thị trường: Các sự kiện và tin tức liên quan đến Bitcoin có thể tác động lớn đến giá của nó. Ví dụ, khi một quốc gia công bố quy định mới liên quan đến việc sử dụng hoặc giao dịch Bitcoin, hoặc khi một công ty lớn công bố kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, giá của nó có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào tác động của tin tức đó.
  • Sự quan tâm từ phía các tổ chức lớn: Sự quan tâm từ các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư và doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Khi một tổ chức lớn công bố kế hoạch đầu tư vào Bitcoin hoặc bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin, điều này có thể tạo ra một làn sóng quan tâm từ cộng đồng đầu tư và đẩy giá lên.
  • Thị trường thế giới: Biến động trong các thị trường tài chính toàn cầu như thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa cũng có thể ảnh hưởng đến giá Bitcoin. Ví dụ, nếu có sự sụt giảm lớn trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư có thể tìm kiếm các tài sản có giá trị cao như Bitcoin, điều này góp phần làm tăng giá của nó.

Khi nào nên mua Bitcoin?

Quyết định đầu tư vào Bitcoin và thời điểm cụ thể để thực hiện giao dịch mua bán còn phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư (dài hay ngắn hạn) và chiến lược cá nhân (lưu trữ, trao đổi, mua bán) của mỗi người. Connextfx gợi ý bạn nên phân tích kỹ các yếu tố dưới đây trước khi đưa ra bất kì lựa chọn nào.

  • Phân tích kỹ thuật: Đối với việc mua Bitcoin, bạn có thể xem xét các chỉ báo kỹ thuật như biểu đồ giá, đường trung bình động, hoặc RSI để xác định xu hướng giá. Nếu giá Bitcoin đang đi lên và nằm trên đường MA50 điều này có thể là dấu hiệu tích cực.
  • Phân tích cơ bản: Nắm bắt tin tức và sự kiện trong ngành có thể giúp bạn dự đoán diễn biến giá của Bitcoin. Ví dụ, việc các tổ chức tài chính lớn bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin có thể tạo ra một đà tăng giá tích cực.
  • Chiến lược đầu tư: Xác định mục tiêu đầu tư của bạn và kế hoạch ra quyết định mua và bán. Giả sử, bạn có thể đặt một mức giá mục tiêu để mua hoặc bán Bitcoin, hoặc áp dụng chiến lược định kỳ đầu tư như mua hàng tháng hoặc hàng quý.
  • Quản lý rủi ro: Hãy cân nhắc mức độ rủi ro bạn có thể chấp nhận và áp dụng biện pháp bảo vệ tài sản như việc đặt lệnh stop-loss để giảm thiểu lỗ hoặc phân bổ vốn đúng cách vào nhiều loại tài sản khác nhau.

Bài viết trên đây cung cấp 5 điều bạn cần biết để người đọc có bức tranh toàn cảnh bằng việc giải mã Bitcoin là gì. Cũng như các loại tiền ảo khác, Bitcoin được tạo ra nhằm nhiều mục đích khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức và rủi ro nhất định đối với loại tài sản số này. Hy vọng từ bài viết trên đây, Connextfx sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bitcoin để đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *