Chính sách tài khóa giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động điều tiết nền kinh tế của chính phủ tại mỗi quốc gia. Vậy, chính sách tài khóa có gì khác biệt so với chính sách tiền tệ? Bạn hãy cùng ConnextFX tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là thuật ngữ dùng để chỉ những biện pháp đưa ra bởi chính phủ tác động lên thuế, chi tiêu công. Nhằm giúp chính phủ tại mỗi quốc gia đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể. Chẳng hạn như cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, tạo mới việc làm. 

Chinh-sach-tai-khoa-la-gi-

Lưu ý rằng chỉ có chính phủ mới là cơ quan đủ thẩm quyền triển khai các chính sách tài khóa. 

2. Phân loại chính sách tài khóa 

2.1. Chính sách tài khóa mở rộng 

Với chính sách tài khóa mở, chính phủ thường tập trung tăng chi tiêu công, giảm thuế. Trong một vài trường hợp, cả 2 biện pháp này sẽ đồng thời được triển khai. 

Khi chính sách tài khóa mở rộng chính thức triển khai, nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh. Từ đó kích cầu tiêu dùng, tạo mới việc làm, giảm tình trạng thất nghiệp. 

Chinh-sach-tai-khoa-mo-rong

Loại hình chính sách này chủ yếu triển khai trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội. Bên cạnh kích hoạt chính sách tài khóa mở rộng, chính phủ cũng có thể kết hợp với ngân hàng trung ương để triển khai chính sách tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế. 

2.2. Chính sách tài khóa kiểm soát thắt chặt 

Trái ngược với chính sách mở rộng, chính sách tài khóa theo dạng thắt chặt lại tập trung giảm chi tiêu công, tăng thuế, hoặc triển khai đồng thời cả 2 phương thức. Mục đích chính của chính sách này là kìm hãm sản lượng nền kinh tế, giảm lạm phát trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng nóng nhưng không ổn định. 

3. Vai trò của chính sách tài khóa

3.1. Giúp chính phủ điều tiết hiệu quả nền kinh tế 

Việc triển khai các chính sách tài khóa sẽ tác động trực tiếp lên nền kinh tế thông qua những khía cạnh như: 

  • Điều chỉnh tổng cầu, giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng hoặc kìm hãm sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế. 
  • Trong bối cảnh kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng nhanh nhưng không ổn định, chính sách tài khóa được đưa ra kịp thời có tác dụng cân bằng trạng thái tăng trưởng.

Giup-chinh-phu-dieu-tiet-hieu-qua-nen-kinh-te

Nhìn chung, chính sách tài khóa là hệ thống công cụ quan trọng cho phép chính phủ điều tiết nền kinh tế. 

3.2. Kích thích tạo mới việc làm 

Thông qua việc điều tiết về kinh tế, chính sách tài khóa đưa ra đúng lúc còn giúp chính phủ phân bổ lại nguồn lực. Theo đó, việc điều tiết thuế kích thích chi tiêu công có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, tạo thêm việc làm. 

Cụ thể khi giảm thuế, doanh nghiệp sẽ mạnh tay đầu tư vào hoạt động sản xuất. Khi đó, họ cần phải tuyển dụng thêm lao động. Đây là cơ hội cho những người đang thất nghiệp có công ăn việc làm. Bên cạnh đó, giảm thuế còn góp phần kích thích nhu cầu chi tiêu, thúc đẩy sản xuất, giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau chu kỳ ảm đạm. 

3.3. Kìm hãm lạm phát

Lạm phát tăng cao không phải lúc nào cũng tốt cho nền kinh tế. Khi giá hàng hóa tăng nhưng thu nhập không được cải thiện, đời sống của phần đông người dân thường có xu hướng đi xuống. 

Kim-ham-lam-phat

Để kìm hãm tốc độ lạm phát, chính phủ thường tăng thuế, giảm chi tiêu công. Như vậy, nhu cầu về hàng hóa có thể được điều chỉnh giảm xuống, giúp kìm giá hàng hóa, ổn định nền kinh tế. 

4. Một số công cụ của chính sách tài khóa

4.1. Chính sách thuế

Thuế giữ vai trò như công cụ quan trọng trong chính sách tài khóa của mỗi chính phủ. Đây được xem như khoản phí cơ bản mà mỗi cá nhân và tổ chức phải nộp cho nhà nước. 

Chinh-sach-thue

Hiện nay, thuế có khá nhiều loại. Việc tăng và giảm thuế tác động trực tiếp lên mỗi cá nhân và tổ chức. Cụ thể: 

  • Tăng thuế: Thu nhập của phần đông người dân đều giảm. Khi đó, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, khiến tổng cầu giảm, kìm hãm tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế. 
  • Giảm thuế: Kích thích nhu cầu chi tiêu của phần lớn người dân. Khi nhu cầu về hàng hóa tăng cao, doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất (nhu cầu về lao động tăng). 

4.2. Chính sách chi tiêu công 

Chi tiêu công là một phần trong chính sách tài khóa. Mục đích chính của công cụ này là điều tiết hoạt động mua sắm của chính phủ. Chẳng hạn như: 

  • Mua sắm dịch vụ, hàng hóa: Chủ yếu là hàng hóa, dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực chủ chốt như quốc phòng, y tế, xây dựng hạ tầng công, giáo dục, trả lương cho đội ngũ viên chức trực thuộc chính phủ. 
  • Cấp khí xách hỗ trợ: Chẳng hạn như hỗ trợ người có công, người yếu thế,…

Chinh-sach-chi-tieu-cong

Việc điều chỉnh chi tiêu công tác động khá mạnh mẽ đến nền kinh tế. Theo đó, khi chi tiêu chính phủ tăng, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi. Đơn cử như khi trợ cấp xã hội điều chỉnh tăng, nhu cầu chi tiêu của nhóm đối tượng hưởng trợ cấp cũng tăng theo. 

4.3. Chính sách tài trợ thâm hụt 

Đây là hoạt động tài trợ trong bối cảnh chi tiêu chính phủ lớn hơn mức thu ngân sách. Vay nợ trong và ngoài nước, giảm dự trữ ngoại tệ,… Là một số công cụ có thể hỗ trợ tài trợ thâm hụt. Cụ thể: 

  • Vay nợ nước ngoài: Nguồn viện trợ từ một tổ chức như Ngân hàng Thế giới đôi khi sẽ được chính phủ sử dụng cho hoạt động khi tiêu công. 
  • Vay nợ trong nước: Tiền vay chủ yếu thu về thông qua hoạt động phát hành trái phiếu, công trái chính phủ. Bên cho vay ở đây thường là người dân hoặc tổ chức doanh nghiệp. 
  • Giảm dự trữ ngoại tệ: Đây là giải pháp được phía chính phủ áp dụng khi thâm hụt ngân sách chi tiêu tăng. 
  • Tiến hành tiền tệ hóa mức thâm hụt: Trong một số trường hợp, phía ngân hàng trung ương sẽ cho chính phủ vay để ứng phó trước tình trạng thâm hụt. Khi đó, ngân hàng trung ương được phép in thêm tiền (khiến cơ sở tiền tệ tăng). 

5. Xu hướng chủ đạo của chính sách tài khoá

5.1. Xu hướng trung lập 

Ở xu hướng tập trung, chính phủ thường đưa ra các chính sách điều chỉnh nhằm cân bằng chi tiêu công cân bằng với mức thuế thu về. Khi đó, chính phủ hoàn toàn có thể tự chủ chi tiêu, không cần phải đi vay nợ hay thực hiện chính sách tài trợ thâm hụt. 

5.2. Xu hướng thu hẹp

Đây thực chất là chính sách tài khóa tập trung vào việc thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Khi đó, chính phủ thường giảm hoặc tăng chi tiêu, đồng thời điều chỉnh nguồn thu. 

chinh-phu-thuong-giam-hoac-tang-chi-tieu

Chính sách tài khóa theo dạng thu hẹp chủ yếu triển khai trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát tăng cao. Thông qua việc điều chỉnh chi tiêu và thuế, chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế hiệu hơn. 

5.3. Xu hướng mở rộng 

Tập trung và những chính sách kích thích chi tiêu công, giảm thuế hoặc triển khai đồng thời cả 2 công cụ. Phía chính phủ thường triển khai chính sách tài khóa theo hướng mở rộng khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái. Trong đó việc tăng chi tiêu, giảm thuế có tác dụng kéo tổng cầu tăng, kích thích chi tiêu, phần nào giảm tỷ lệ thất nghiệp. 

6. Một vài hạn chế của các chính sách tài khóa 

Mặt dù có thể giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế nhưng chính sách tài khóa nói chung vẫn tồn tại một vài yếu điểm. Cụ thể như:

  • Hiệu quả không đến nhanh: Ngay cả khi triển khai các chính sách tài khóa nhưng chính phủ vẫn phải chờ một thời gian để thấy rõ hiệu quả của chính sách. Hơn nữa, sau khi chính thức triển khai, chính phủ đôi khi còn phải đưa ra một vài điều chỉnh. Như vậy nếu muốn cảm nhận rõ hiệu quả, người dân và tổ chức doanh nghiệp không thể nóng vội. 
  • Đôi khi không phát huy hiệu quả: Thực tế, ngay cả chính phủ cũng không thể biết chính xác mức độ tác động của chính sách tài khoản đến nền kinh tế. Số liệu sử dụng để đo lường vẫn là chỉ số cũ, đôi khi chính sách không phát huy hiệu quả như mong muốn. 
  • Tiềm ẩn nguy cơ lạm phát: Thâm hụt danh sách thường xảy ra khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, số lượng lao động thất nghiệp tăng cao. Hoạt động điều chỉnh thuế suất, vay nợ của chính phủ có thể làm tăng nguy cơ lạm phát, thậm chí rơi vào bẫy nợ. 

Tiem-an-nguy-co-lam-phat

7. So sánh chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Không ít người vẫn nhầm lẫn chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ. Thế nhưng 2 hệ thống công cụ chính sách này vẫn tồn tại điểm khác biệt nhất định. Cụ thể, bạn hãy theo dõi bảng tổng hợp so sánh sau đây:

Tiêu chí so sánh Chính sách tài khóa Chính sách tiền tệ
Các công cụ vụ hỗ trợ – Thuế

– Điều chỉnh chi tiêu công

– Lãi suất

– Điều chỉnh dự trữ bắt buộc

– Can thiệp vào tỷ giá hối đoái

– Công cụ nghiệp vụ ngân hàng

-… 

Cơ quan thực thi Chính phủ Ngân hàng trung ương
Mục tiêu Điều chỉnh tổng sản lượng nền kinh tế theo hướng mong muốn – Ổn định nền kinh tế 

– Kiểm soát giá cả 

– Cải thiện GDP

– Giảm thất nghiệp 

Bảng so sánh giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

ConnextFX vừa giúp bạn phân biệt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, cùng một vài kiến thức liên quan. Mong rằng từ bài tổng hợp này, bạn đã cập nhật thêm được nhiều thông tin hữu ích! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *