Khi cần đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhà đầu tư cần xem xét đến nhiều trị số. Trong đó phải kể đến NIM. Tuy nhiên, chắc hẳn không nhiều nhà đầu tư biết chính xác NIM là gì? Vậy nên trong phần tổng hợp kiến thức sau đây, ConnextFX sẽ tiến hành tổng hợp một vài thông tin cơ bản và cách tính giá trị NIM.
1. Chỉ số NIM là gì?
1.1. Khái niệm
NIM (Net Interest Margin) theo tiếng Việt là biên lãi ròng. Đây là chỉ số hỗ trợ đo lường, so sánh mức thu nhập dựa trên lãi ròng của tổ chức tín dụng thu về từ sản phẩm tín dụng. Trong đó, lãi suất thu về sẽ được chi trả cho khách hàng gửi tiết kiệm và khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi.
Trên báo cáo tài chính, chỉ số NIM luôn biểu hiện theo tỷ lệ phần trăm. Như vậy, kết quả tính toán cuối cùng chủ yếu chỉ mang tính chất ước lượng, chứ không phải một con số cụ thể. Tuy nhiên dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư vẫn có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính.
NIM thường biểu hiện theo tỷ lệ phần trăm dương hoặc âm. Trong đó:
- NIM dương: Dấu hiệu thấy tổ chức tín dụng đang hoạt động hiệu quả, có lãi (lãi thu về từ các khoản vay cao hơn lãi phải trả cho người gửi tiết kiệm).
- NIM âm: Dấu hiệu cho thấy tổ chức tín dụng đang làm ăn kém hiệu quả (lãi thu về từ các khoản vay thấp hơn lãi phải trả cho người gửi tiết kiệm).
1.2. NIM trong ngân hàng
NIM trong ngân hàng cũng là dạng chỉ số hỗ trợ phân tích mức độ hoạt động hiệu quả của ngân hàng. Thông qua chỉ số này, đầu tư sẽ biết được số tiền lãi thu về từ hoạt động cho vay lớn hơn hay nhỏ hơn lãi phải chi trả cho khách hàng gửi tiết kiệm và những khoản tiền gửi khác.
Để tính toán chỉ số NIM của một tổ chức ngân hàng, bạn cần dựa vào mức thu nhập lãi ròng và tổng tài sản. Trong đó, mức thu nhập lãi ròng được hiểu là tổng tiền lãi từ các khoản cho vay, còn tổng tài sản là tất cả tài sản phía ngân hàng có thể tạo ra lợi nhuận.
2. NIM phản ánh điều gì?
NIM là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá khả năng tạo ra thu nhập của một tổ chức tài chính hay ngân hàng. Theo đó, dựa vào chỉ số này, bạn sẽ nắm bắt tương đối chính xác tình hình tạo ra thu nhập thông qua các khoản vay của một ngân hàng.
Thường thì NIM lớn cho thấy ngân hàng đang hoạt động khá hiệu quả, thu về lợi nhuận cao. Nhiều ngân hàng lớn trên toàn cầu thường có mức NIM dao động 2-4%.
Nếu muốn tăng chỉ số NIM, tổ chức ngân hàng sẽ triển khai điều chỉnh lãi suất và chất lượng tài sản. Cụ thể:
- Tăng lãi suất các gói vay: Khi tăng lãi suất cho vay, phía ngân hàng đương nhiên có thể thu về số tiền lãi lớn hơn. Nhưng nếu lãi suất quá cao vô tình làm mất đi lợi thế cạnh tranh. Do vậy, việc tăng lãi suất cần phải tính toán kỹ lưỡng.
- Giảm lãi suất gửi tiết kiệm: Khi điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi, thu nhập của ngân hàng thường tăng lên nếu các gói cho vay không giảm.
- Củng cố chất lượng tài sản: Để cải thiện chất lượng tài sản, ngân hàng cần triển khai nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro, tăng cường khả năng thu hồi nợ.
Nhìn chung, NIM là thông tin quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng. NIM cao cho thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả.
3. Cách tính giá trị NIM
Cách tính giá trị hay chỉ số NIM khá đơn giản. Cụ thể, bạn hãy tham khảo công thức khái quát sau:
Giá trị NIM = Q : Z × 100%
Trong đó:
- Q là mức thu nhập lãi thuần (tổng thu nhập từ tiền lãi trừ đi các khoản chi phí).
- Z là tài sản sinh lời (tất cả những tài sản mà phía ngân hàng có khả năng tạo thu nhập lãi).
Như vậy, khi tính toán, bạn phải xác định chính xác thu nhập sinh lời và tài sản sinh lời của ngân hàng. Sau đó, bạn chỉ cần áp dụng công thức trên là có thể xác định giá trị NIM của một tổ chức tín dụng bất kỳ.
4. Tỷ lệ NIM lý tưởng là bao nhiêu?
Rất khó để đưa ra mức tỷ lệ NIM cho từ ngân hàng cụ thể. Trên thế giới, những ngân hàng lớn thường có mức NIM trung bình từ 2-4%. Trong quá trình đánh giá chỉ số NIM của một tổ chức tài chính, bạn phải tiến hành đối chiếu với các tổ chức tài chính khác và chính tổ chức tài chính đó trong quá khứ.
Chỉ số NIM của tổ chức tài chính cần đánh giá lớn hơn trung bình ngành được xem là tín hiệu khả quan. Lúc này, dễ thấy rằng ngân hàng đang có thu nhập dựa trên lãi ròng cao.
Ngoài ra khi so sánh chỉ số NIM ở thời điểm hiện thời và NIM trong quá khứ của một tổ chức tài chính, bạn cũng phần nào biết được mức độ tăng trưởng của ngân hàng có duy trì ở mức ổn định hay không. Trong đó, NIM cao cho thấy lợi nhuận lãi ròng đã cải thiện.
Tuy vậy, NIM quá cao cũng không phải là tốt. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang đứng trước rủi ro cao (chấp nhận để khách hàng dễ bị nợ xấu vay với lãi suất cao để tăng lợi nhuận).
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến NIM
5.1. Chính sách điều chỉnh lãi suất
Tại Việt Nam, mức lợi nhuận từ lãi của nhiều ngân hàng thương mại vẫn đạt trên 70%. Việc điều chỉnh lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thực tế mà phía ngân hàng thu về.
Hiện nay, Chính phủ là cơ quan đưa ra chính sách tài khóa điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tùy theo bối cảnh của nền kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, áp dụng cho tất cả các ngân hàng thương mại. Từ đó ảnh hưởng đến chỉ số NIM.
Chẳng hạn như khi tăng lãi suất, tiền lãi khách hàng cần chi trả cho khoản vay có thể tăng lên. Khi đó, nhu cầu vay vốn thường giảm xuống. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất huy động sẽ khiến ngân hàng phải chi trả cho khách hàng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Như vậy, NIM có xu hướng giảm hoặc tăng không đáng kể do số lượng khoản vay giảm.
Ngược lại, khi lãi suất được điều chỉnh giảm, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và tổ chức doanh nghiệp có xu hướng tăng. Lúc này, việc gia tăng số lượng khoản vay tạo lực đẩy tăng doanh thu cho phía ngân hàng.
5.2. Chiến lược cho vay của các ngân hàng
Tỷ lệ NIM tại ngân hàng thúc đẩy các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua sắm có xu hướng cao hơn những ngân hàng khác. Bởi lãi suất áp dụng cho sản vay tiêu dùng tương đối cao. Thế nhưng, lãi suất cao cũng đi đôi với rủi ro lớn.
Hiện nay, các ngân hàng ngày càng đa dạng hóa sản phẩm cho vay để tăng nguồn thu. Tùy theo chiến lược theo từng thời kỳ, NIM của mỗi ngân hàng có thể thay đổi.
5.3. Tình hình tăng trưởng tín dụng
Tình hình tăng trưởng tính tác động khá lớn đến tỷ lệ NIM của mỗi ngân hàng. Trong giai đoạn dịch COVID hoành hành, lợi nhuận của phần lớn ngân hàng hầu như không bị ảnh hưởng. Bởi mức tín dụng tăng, nhưng chi phí lại giảm. Trong bối cảnh điểm tín dụng tăng, NIM có xu hướng tăng do số lượng khoản vay.
Trường hợp tình hình tăng trưởng nóng, kéo theo đó rủi ro cũng tăng theo. Lúc này, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng khiến ngân hàng phải tốn thêm nhiều chi phí để thu hồi nợ, kéo tỷ lệ NIM giảm xuống.
6. Kết luận
Chắc hẳn sau khi tham khảo bài tổng hợp trên, bạn đã phần nào hiểu chính xác NIM là gì. Hy vọng từ phần chia sẻ của ConnextFX, bạn có thể nắm rõ cách tính toán giá trị NIM!