Thiên nga đen – tên gọi của một giống loài chim quý hiếm, có nguồn gốc từ tiếng Latinh. Khái niệm này thường được sử dụng để mô tả các vấn đề ngoài tầm kiểm soát·và dự đoán trong lĩnh vực kinh tế tài chính và thị trường chứng khoán. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng ConnextFX tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau đây nhé!

1. Hiện tượng thiên nga đen là gì? 

Trước kia, hầu hết mọi người đều cho rằng Thiên nga đen là một loài sinh vật huyền ảo, thực chất chỉ có Thiên nga trắng tồn tại trên trái đất. Tuy nhiên, cho đến những năm 1967, Willem de Vlamingh – một nhà thám hiểm người Hà Lan đã đến Úc và tìm thấy giống loài Thiên nga quý hiếm. 

Hien-tuong-thien-nga-den-la-gi

Sự kiện này đã có sự ảnh hưởng trực tiếp đến giả thiết Thiên nga đen lúc bấy giờ. Không lâu sau đó, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và được đem đặt tên cho một vài sự kiện đặc thù ở thị trường chứng khoán.

1.1. Định nghĩa

Thiên nga đen” hay “The black swan” là một khái niệm được đặt ra bởi Nassim Nicholas Taleb – một giáo sư tài chính, cựu thương nhân phố Wall. Thuật ngữ này dùng để chỉ các hiện tượng không thể đo lường hoặc dự đoán trước được. Những hiện tượng này có sức ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến với nền kinh tế, thị trường tài chính và chứng khoán.

1.2. Thiên nga đen chứng khoán

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ dự đoán các xu hướng giá trong tương lai bằng cách dựa vào lịch sử thay đổi giá ở quá khứ. Tuy vậy, vẫn có xác suất các sự kiện bất thường xảy ra mà không có ai có thể lường trước được, điều này gây biến động mạnh để cả thị trường.

Dễ hiểu, khi thị trường đang có xu hướng diễn biến tốt. Cho đến khi một sự kiện bất kì nào đó làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế, gây thiệt hại nặng nề, đó chính là hiện tượng thiên nga đen trong thị trường chứng khoán.

2. Tổng hợp sự kiện thiên nga đen từng khuynh đảo thị trường tài chính toàn cầu

Trên thế giới đã xảy ra nhiều sự kiện “Thiên nga đen” điển hình, gây ra những tác động lớn đối với thị trường kinh tế và tài chính toàn cầu.

2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1998

Khi nhắc về sự kiện Black swan, không thể nào không kể đến sự kiện khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1997 và 1998. Chính sự kiện này đã gây tác động vô cùng nặng nề đến nền kinh tế không chỉ riêng ở khu vực Châu Á, mà còn ảnh hưởng quy mô lên toàn thế giới. Tỷ giá hối đoái sụt giảm, đồng tiền của nhiều quốc gia Đông Nam Á bị mất giá trị, hàng ngàn ngân hàng phải đối mặt với bờ vực phá sản.

Cuoc-khung-hoang-tai-chinh-Chau-A-1997-1998

Nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng này le lói khi các nước có nền kinh tế mới nổi như: Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc nhận được lượng vốn cực lớn từ những khoản vay nước ngoài. Chính sự tăng trưởng chóng mặt đã khiến cho các quốc gia này mất kiểm soát, dẫn đến chỉ số tín dụng cao quá mức bình quân khu vực châu Á, dẫn đến sụp đổ hàng loạt.

2.2. Bong bóng Dotcom 2000

Trong giai đoạn này, sự phát triển nhanh chóng của Internet đã dẫn đến việc giá cổ phiếu của các công ty công nghệ tăng vọt, hình thành bong bóng dotcom. Tuy nhiên, nhiều công ty không đạt được hiệu suất như mong đợi, khiến bong bóng vỡ và gây ra hậu quả nghiêm trọng, với thiệt hại ước tính lên tới 5.000 tỷ đô la.

Bong-bong-Dotcom-2000

2.3. Vụ tấn công khủng bố 11/9/2001

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, cả thế giới chứng kiến sự sụp đổ của Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, khi những kẻ khủng bố đã cướp máy bay dân dụng, chiếm quyền điều khiển và đâm trực diện vào trung tâm hành chính kinh tế của Mỹ. Vụ tấn công thảm khốc này đã cướp đi hơn 3.000 sinh mạng, dẫn đến một bức tranh kinh tế và tài chính u ám kéo dài nhiều năm sau đó.

Vu-tan-cong-khung-bo-11-9-2001

2.4. Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ vào năm 2008, khi chỉ số S&P 500 và các sàn giao dịch khác giảm khoảng 40% chỉ trong năm đó. Suy thoái kinh tế nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng, trong đó vụ phá sản của Lehman Brothers đã làm mất việc của 25.000 người và làm giảm giá trị vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán lên đến 10.000 tỷ đô la.

Khung-hoang-tai-chinh-toan-cau-2008

2.5. Thảm họa hạt nhân Fukushima 2011

Thảm họa hạt nhân tại Fukushima đã gây ra những tác động không ngờ tới nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Sự cố này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng tại Nhật Bản, khiến nhiều nhà máy điện hạt nhân phải ngừng hoạt động. 

Tác động của thảm họa này không chỉ dừng lại ở Nhật Bản, mà còn lan rộng ra toàn cầu làm ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp, chuỗi cung ứng và giá cổ phiếu của các công ty liên quan.

Tham-hoa-hat-nhan-Fukushima-2011

2.6. Giá dầu sụt giảm 2014

Năm 2014 đánh dấu sự kiện giá dầu sụt giảm nghiêm trọng. Sự giảm giá đột ngột và kéo dài của dầu đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. Sự suy thoái kinh tế tại một số quốc gia và làm biến động thị trường tài chính là điều không thể tránh khỏi. 

Gia-dau-sut-giam-2014

Lúc này, các công ty dầu khí cũng phải gồng gánh, đối mặt với các áp lực tài chính. Điều đó dẫn đến việc cắt giảm đầu tư, nhân công, từ đó ảnh hưởng lan rộng đến nhiều ngành công nghiệp khác.

2.7. Ngày thứ 2 thảm họa 2015

Ngày thứ hai thảm họa năm 2015 hay còn được gọi là “Black Monday” là một sự kiện đáng chú ý khi thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm mạnh mẽ. Vào ngày 24 tháng 8 năm 2015, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ giảm hơn 1.000 điểm ngay sau khi mở cửa, gây ra sự hoảng loạn trên thị trường. 

Ngay-thu-2-tham-hoa-2015

Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, đồng thời ảnh hưởng đến giá hàng hóa và thị trường tài chính toàn cầu. Sự kiện này đã tạo ra một làn sóng bán tháo trên khắp các sàn giao dịch, làm thiệt hại hàng nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường chỉ trong một ngày.

2.8. Brexit 2016

Brexit năm 2016 là sự kiện khi Vương quốc Anh quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu sau cuộc trưng cầu dân ý. Quyết định này đã gây ra biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu, làm giảm giá trị đồng bảng Anh và khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh. Sự kiện không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế Anh mà còn tạo ra sự không chắc chắn cho toàn bộ khu vực EU, tác động đến thương mại đầu tư và các quy định về tài chính.

Brexit-2016

3. Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng thiên nga đen

Các yếu tố gây ra sự kiện thiên nga đen là gì? Nó có thể bao gồm yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và công nghệ. Các cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng chính trị, tai nạn hàng không và khủng hoảng môi trường đều có thể dẫn đến những sự kiện này. 

Mot-so-yeu-to-dan-den-hien-tuong-thien-nga-den

Thêm vào đó, sự kiện “Black swan” có thể xuất hiện do:

  • Tính ngẫu nhiên và bất định: Thị trường chứng khoán thường xuyên thay đổi với hàng triệu dữ liệu mới mỗi giây, làm cho các biến động khó dự đoán.
  • Tâm lý đám đông và lo sợ: Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng bong bóng Dotcom, nhà đầu tư đổ xô vào công ty công nghệ mà không nghiên cứu kỹ, dẫn đến mất trắng tài sản.
  • Thiếu sót trong các mô hình dự báo và phân tích: Các mô hình dự báo không thể dự đoán hoàn toàn sự biến động của thị trường do hạn chế trong dữ liệu hoặc sai sót của người sử dụng.

4. Kinh nghiệm đầu tư ứng phó trước hiện tượng thiên nga đen

Dựa trên sự chuyển biến bất thường của nền kinh tế tài chính từ The black swan. Tầm ảnh hưởng của sự kiện này không chỉ tóm gọn ở một khu vực nhất định, mà còn lan rộng trên khắp thế giới. Đứng dưới góc độ là nhà đầu tư cá nhân, chúng ta cần chuẩn bị điều gì để ứng phó với những sự kiện khó dự đoán này?

Kinh-nghiem-dau-tu-ung-pho-truoc-hien-tuong-thien-nga-den

4.1. Lúc nào cũng phải trong tâm thế sẵn sàng

Theo Nassim Nicholas Taleb, cách hiệu quả nhất để đối phó với các sự kiện thiên nga đen là chấp nhận rằng những sự kiện không lường trước có thể xảy ra trong tương lai. Dự đoán là điều quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Điều cần thiết là hiểu rằng sự kiện bất ngờ là không thể tránh khỏi, từ đó tập trung xây dựng một danh mục đầu tư bền vững để giảm thiểu rủi ro.

4.2. Tận dụng thời cơ ngay cả khi thị trường đêm tối nhất

Sự sụp đổ của thị trường có thể mở ra cơ hội lớn cho những người biết tận dụng. Khi thị trường chứng khoán giảm mạnh, bạn có thể mua những cổ phiếu tốt với giá rẻ hơn. 

Đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để thanh lọc thị trường, loại bỏ những công ty yếu kém. Các công ty lớn và có sức đề kháng mạnh mẽ sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh cao hơn, có khả năng phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ ngay sau khủng hoảng.

4.3. Thiết lập danh mục đầu tư đa dạng

Dù The black swan có xảy ra hay không, việc đa dạng hóa khoản mục đầu tư vẫn là điều cần thiết. Thay vì đặt toàn bộ vốn vào một lĩnh vực, hãy phân bổ đầu tư vào nhiều doanh nghiệp khác nhau và dàn trải rủi ro. Điều này giúp nhà đầu tư sở hữu những cổ phiếu ổn định, duy trì tổn thất ở mức thấp nhất!

5. Nguy cơ “thiên nga đen” bao phủ nền kinh tế toàn cầu trong tương lai

Theo Bloomberg, Nassim Taleb đã cảnh báo về tình hình nợ công của Mỹ, khi khoản nợ chính phủ lần đầu tiên vượt mức 34.000 tỷ USD vào đầu năm 2024. Taleb xem sự gia tăng nợ công hiện tại là một “Thiên nga trắng”, tức là một mối đe dọa rõ ràng nhưng không hoàn toàn bất ngờ. Mặt khác, ông cũng cảnh báo rằng nếu Quốc hội tiếp tục chi tiêu không kiểm soát, Mỹ có thể rơi vào tình trạng nợ nần nghiêm trọng. 

Nguy-co-thien-nga-den-bao-phu-nen-kinh-te-toan-cau-trong-tuong-lai

Sau khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2001, chi phí trả nợ của Mỹ đã tăng mạnh. Các nhà đầu tư dự đoán rằng Fed có thể giảm lãi suất vào năm 2024, nhưng lãi suất có thể vẫn ở mức cao do áp lực lạm phát. Goldman Sachs dự đoán rằng chi phí nợ này có thể đạt ở mức kỷ lục mới vào năm 2025.

6. Kết luận

Bài viết đã tổng hợp những thông tin chi tiết về sự kiện “Thiên nga đen”. Hy vọng rằng với những thông tin trên, ConnextFX đã giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về thuật ngữ này, cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về nền kinh tế thị trường nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *